Câu nói khuyết danh này xuất hiện được khoảng 10 năm, nói về hiện tượng những người thông qua hoạt động mang tính từ thiện mình tham gia để nâng cao bản thân mình, nói trắng ra là khoe mẽ, là phô trương.
Dân mạng cũng kháo nhau khoe nhà, khoe con, khoe xe, khoe du lịch, khoe đồ ăn, khoe quần áo, khoe vật chất bây giờ "xưa như Diễm" rồi. Khoe bây giờ phải khoe đi chùa, khoe đọc sách, khoe tập yoga, khoe làm từ thiện, tức là khoe tinh thần, khoe đạo đức, khoe nhân văn mới là đỉnh cao.
Việc kháo nhau điều trên cho thấy một bộ phận đã khoe những chuyện mình làm từ thiện quá lên làm cho người khác dị ứng khi nhìn vào.
Nhiều người không thích việc khoe mẽ đưa ra các câu trong Kinh thánh để phê phán: "việc tay phải làm thì không nên để cho tay trái biết".
"Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được cha của anh em, đấng ngự trên trời, ban thưởng".
Ngược lại, cũng có luồng ý kiến cho rằng, là người ai cũng muốn xây dựng hình ảnh đẹp cho chính mình. Nhưng nếu vừa xây dựng hình ảnh cho mình vừa giúp đỡ cho những người đang rất cần sự giúp đỡ thì chẳng có gì sai.
Khi mình làm từ thiện thì nên cho mọi người biết để lan tỏa, truyền cảm hứng đến cho những người khác, cổ vũ họ hành động, đóng góp, như vậy thì những người cần được giúp đỡ sẽ nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn.
Thực tế, có những người quá nổi tiếng rồi, có lẽ họ không cần phải khoe từ thiện để nổi tiếng hơn nữa. Họ làm từ thiện và muốn giấu việc làm từ thiện đó đi, nhưng cũng không được dân mạng cho phép.
Mấy hôm vừa qua, dân mạng réo tên Trấn Thành: "Trấn Thành đâu rồi? Kim Chi, Đại Nghĩa, Tuấn Hưng… góp tiền từ thiện hết rồi, mà không thấy Trấn Thành đâu?" Chuyện "Trấn Thành đâu rồi?" chỉ kết thúc khi hình ảnh chuyển tiền của anh ta được đưa lên mạng xã hội.
Có thể Trấn Thành chuyển tiền tay phải nhưng muốn giấu không để tay trái biết, nhưng áp lực dân mạng réo tên quá nên anh ta đành phải "để cho tay trái biết".
Vậy trở lại câu hỏi đầu tiên, có phải "khoảnh khắc anh đăng tải việc làm từ thiện lên mạng xã hội, anh cũng đang nuôi dưỡng cái tôi của mình" không?
Trả lời: Có và không.
Người ta sẽ hiểu anh "có hay không" qua phát ngôn, hành xử trên mạng và bên ngoài của anh trước đó, qua sự chân thành của anh. Người ta tinh lắm, người ta sẽ biết anh làm vì lợi ích chung hay chỉ phục vụ mình.
Thế còn nếu anh không đăng lên mạng xã hội, lỡ người ta réo tên anh như Trấn Thành thì sao? Không sao hết nhé. Anh chỉ cần tự biết mình tốt là đủ. Vì rằng xã hội nhân văn không mua bán hạnh kiểm bằng tiền bạc.
Vẫn còn hành động réo tên thì có thể hiểu rằng, một phần nào đó trong xã hội chưa hoàn toàn nhân văn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.