Bộ trưởng Lê Minh Hoan đánh giá cao lần đầu tiên tổ chức Lễ hội sen Hà Nội gắn với sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP và văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc có quy mô, ấn tượng và lan tỏa những giá trị thiết thực.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan trò chuyện với nghệ nhân Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) - người sản xuất sản phẩm lụa tơ sen “độc nhất, vô nhị” ở Việt Nam.
Bộ trưởng gặp gỡ trao đổi và góp ý với nhiều chủ thể sản xuất kinh doanh đổi mới công tác thiết kế áo bì, nhận diện sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm gắn với khai thác các giá trị văn hóa bản địa tại bản sắc cho sản phẩm.
Theo ông, đằng sau mỗi sản phẩm OCOP có sự chung tay của rất nhiều con người, góp phần kích hoạt khu vực kinh tế nông thôn, chuyển dịch theo hướng tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao.
Mỗi sản phẩm OCOP hướng tới "kích hoạt" sự năng động, "hồi sinh sức sống" của cộng đồng nông thôn, thông qua đó đào tạo một thế hệ doanh nhân mới là những người trẻ khởi nghiệp với sản phẩm OCOP, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Trong mỗi sản phẩm OCOP có tích hợp đa giá trị, có niềm tự hào về giá trị văn hóa bản địa - yếu tố phân biệt giá trị sản phẩm OCOP của từng vùng, miền. "Ngày nay người ta không mua sản phẩm nữa mà mua cách tạo ra sản phẩm đó, gồm tâm thế, văn hóa, câu chuyện, cảm xúc trong quá trình tạo ra sản phẩm", Bộ trưởng nói.
Tại Lễ hội sen Hà Nội 2024, du khách được giới thiệu các sản phẩm OCOP và đặc sản về sen; tham quan các khu trải nghiệm về sản phẩm sen (tranh, ảnh, sơn mài, thơ ca); khu trưng bày không gian giới thiệu trình diễn sản phẩm như hoa sen, tơ sen, chè sen, xôi sen, thủ công mỹ nghệ về sen, sản phẩm trang trí từ sen.
Ông cho rằng, nếu bán cái hữu hình thì có giá để so sánh, nhưng sẽ không có cái giá nào để so sánh khi bán niềm tự hào của người dân, những giá trị văn hóa bản địa được lồng ghép tinh tế trong các sản phẩm OCOP.
Bộ trưởng nhận xét, Hà Nội đang đi đúng hướng trong việc khai thác những giá trị văn hóa bản địa, thế mạnh địa phương để phát triển các sản phẩm OCOP. Việc giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP gắn với các các sự kiện, lễ hội được tổ chức ngày càng chuyên nghiệp hấp dẫn.
Tại Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của hoa sen, tôn vinh những giá trị văn hóa tinh thần gắn của hoa sen trong đời sống người Việt, mà còn là cơ hội để tăng cường liên kết, thúc đẩy phát triển đa giá trị từ cây sen…
Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại tặng quà lưu niệm là bức tranh chân dung Bộ trưởng Lê Minh Hoan.
Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được 2.723 sản phẩm OCOP, trong đó có 18 sản phẩm từ cây sen.
Lễ hội Sen Hà Nội 2024 khai mạc tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ (ngõ 612 Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội), tối 12/7. Lễ hội kéo dài tới ngày 16/7 với nhiều hoạt động đặc sắc, như: Hội thảo bảo tồn và phát triển hoa sen Việt Nam; khánh thành Trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP quận Tây Hồ - Phố Trịnh; khai mạc Triển lãm không gian nghệ thuật sắp đặt sen, triển lãm ảnh sen trong đời sống Việt; giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 với 100 gian hàng.
Theo Ban Tổ chức Lễ hội Sen Hà Nội năm 2024, trong khuôn khổ lễ hội, dự kiến sẽ xác lập 2 kỷ lục là: Hành trình xanh “Sắc sen Tây Hồ” - Ngày hội đạp xe quanh Hồ Tây có số lượng người tham gia nhiều nhất Việt Nam (7.000 người) và sự kiện có số lượng người mặc áo dài truyền thống có họa tiết hoa sen nhiều nhất Việt Nam (1.000 người).
Đặc biệt, tại lễ hội, Viện Kinh tế, Văn hóa và Nghệ thuật sẽ ra mắt bức tranh kính chân dung Bác Hồ. Theo đó, bức tranh có kích thước 1,7mx2,5m, chất liệu kính cường lực dày 2cm, được ghép từ 1.944 tấm ảnh hoa sen chụp từ các vùng miền của đất nước.
Tác phẩm trên sau khi được trưng bày tại Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ trong thời gian diễn ra lễ hội, sẽ được ban tổ chức trao tặng cho Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch để phục vụ nhân dân và du khách quốc tế.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.