Thứ năm, 21/11/2024

Người đứng đầu cấp tỉnh chịu trách nhiệm trong chống khai thác IUU để gỡ 'thẻ vàng'

V.P

29/08/2024 8:56 AM (GMT+7)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Nếu địa phương nào không có chuyển biến trong chống khai thác IUU (chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định), Bí thư và Chủ tịch cấp tỉnh phải chịu trách nhiệm chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Nguồn: VGP

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) và quyết tâm gỡ "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu (EC).

Hội nghị được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới 28 tỉnh ven biển. Cùng tham dự hội nghị có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Các báo cáo, ý kiến tại hội nghị thống nhất đánh giá, sau gần một năm từ đợt thanh tra lần thứ 4 của EC (tháng 10/2023) và 7 năm triển khai các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, Việt Nam đạt được nhiều kết quả được EC ghi nhận, nhiều nội dung EC chỉ ra và yêu cầu đã được khắc phục.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng" tại đợt thanh tra lần thứ 5 của Đoàn thanh tra của EC dự kiến vào tháng 10/2024.

Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định mục tiêu chống khai thác IUU, gỡ thẻ vàng đã có đầy đủ cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn.

Người đứng đầu Chính phủ giao Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước... ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Chỉ đạo lực lượng biên phòng các tỉnh nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; kiên quyết kỷ luật nghiêm các đồn, trạm biên phòng tuyến biển để tàu cá không đủ điều kiện xuất, nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản, các lực lượng chức năng trực thuộc dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử các tổ chức, cá nhân liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; gửi, vận chuyển thiết bị VMS trên tàu cá khác để vi phạm khai thác bất hợp pháp.

Chủ trì, phối hợp với các địa phương có liên quan tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu được EC phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.

Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, tham mưu bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với Chi cục trưởng các Chi cục thuộc Sở NN&PTNT có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về kiểm ngư theo quy định của pháp luật, hoàn thành, báo cáo Thủ tướng trong tháng 9/2024.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bí thư, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, đảm bảo hoàn thành một số nhiệm vụ.

Theo đó, rà soát toàn bộ các vụ việc vi phạm khai thác IUU từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 đến nay, trước hết tập trung các vụ việc ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, vượt ranh giới trên biển; môi giới, móc nối, vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài....

Tập trung tối đa nguồn lực, kịp thời ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu...

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: "Nếu địa phương nào không có sự chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trong thời gian tới, tiếp tục để xảy ra các sai phạm, không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.