Kể từ khi có người thân sinh sống tại nước ngoài, tần suất mua sắm hàng nội địa của gia đình chị Hà ngày một giảm dần. Từ thuốc trị đau khớp cho ông bà, đồ gia dụng cho mẹ đến quần áo, túi xách cho chị, tất cả đều được mua bằng hình thức xách tay nước ngoài.
“Cứ 1-2 tháng, gia đình tôi sẽ viết danh sách những thứ cần mua sau đó gửi cho người thân tại nước ngoài. Hàng sẽ được đóng gói theo thùng, mỗi đợt sẽ từ 3-4 thùng có khối lượng khoảng 23kg. Giá vận chuyển thường nằm ở mức 100-200 USD cho mỗi lần mua”, chị Hà chia sẻ.
Chị Hà nhẩm tính, những lần mua hàng xách tay nước ngoài giúp chị và gia đình tiết kiệm từ 3,5-5 triệu đồng. Ba tháng trước, chị mua một chiếc vòng Pandora xách tay Úc với giá 1,1 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 25% so với khi bán tại thị trường Việt Nam. Không những thế, các nhãn hàng nước ngoài cũng thường tung ra các đợt khuyến mãi lên đến 70% vào những dịp Mid Season (Sale giữa mùa) Black Friday, 11/11...
Đã cộng thêm chi phí vận chuyển, việc mua hàng xách tay vào những đợt như thế cũng tiết kiệm chi phí hơn hẳn so với mua trực tiếp tại Việt Nam. Đợt Black Friday này, chị Hà đã kịp “chốt đơn” 5 chiếc váy từ các hãng Zara, H&M với tổng giá trị chỉ hơn 8 triệu đồng.
Bên cạnh đó, theo chị Hà, việc mua hàng xách tay là giải pháp tối ưu dành cho các tín đồ thời trang như chị. Thông qua hình thức mua sắm này, chị có thể khoác lên chiếc váy của thương hiệu Forever 21 dù chưa được ra mắt tại thị trường Việt Nam.
“Không ít người nói mua hàng xách tay là sính ngoại nhưng thật ra hình thức mua sắm này giúp người mua được hàng với giá hời. Đặc biệt là vào những đợt khuyến mãi, tôi có thể mua được những sản phẩm với giá chỉ bằng một nửa so với khi mua tại nước ta. Ngoài ra, tôi còn có thể mua được những sản phẩm ra mắt trước thị trường Việt Nam vài quý”, chị Hà cho biết.
Ngoài mức giá cạnh tranh, sự đa dạng trong thiết kế, kích cỡ cũng là một trong những nguyên nhân giúp hình thức mua hàng xách tay phổ biến ở Việt Nam. Sở hữu thân hình ngoại cỡ, chị Ngọc Dung (quận 3) thường xuyên phải tiếc nuối ra về khi nhìn thấy chiếc váy mình thích không có size vừa vặn với cơ thể. Bài toán khó của chị đã được giải quyết khi biết đến hình thức mua quần áo xách tay.
“Hàng quần áo trong nước ít có size phù hợp với ngoại hình của tôi, trừ một số nơi chuyên bán hàng Việt Nam xuất khẩu. Mua hàng xách tay có những ưu điểm là vừa đẹp, vừa phù hợp với người mua và xứng đáng với số tiền bỏ ra”, chị Dung cho biết.
Sau nhiều lần mua hàng xách tay, chị Dung cảm thấy tiềm năng nên quyết định lấn sân sang kinh doanh hơn 5 năm nay. Chị chủ yếu kinh doanh các sản phẩm như thực phẩm chức năng, đồng hồ, túi xách, giày, nước hoa, mỹ phẩm…
Được ưa chuộng nhất phải kể đến các sản phẩm thời trang đến từ các thương hiệu vốn có giá vừa phải như H&M, Zara, Uniqlo. Nếu khách có nhu cầu, chị vẫn sẵn sàng nhập các mặt hàng cao cấp như Hermes, Rolex, LV… với điều kiện khách phải trả trước toàn bộ phí mua hàng và vận chuyển.
“Tôi thường nhập vài ngàn đô cho 1 hóa đơn hàng sữa tắm, kem dưỡng da thì bèo lắm cũng phải cỡ 1.000 USD. Nếu các nhãn hàng có chính sách mua 2.000 USD tặng voucher 500 USD thì sẽ mua luôn vì mình sẽ lời phần 500 USD đó”, chị Dung chia sẻ.
Dưới sự phát triển của ngành Logistic, chị Dung cho biết việc “đi chợ” nước ngoài hiện nay vô cùng đơn giản. Chỉ sau vài cú nhấp chuột, một chiếc túi xách của Chanel từ nửa kia bán cầu đã có mặt ngay tại nhà mình chỉ 1-2 tuần sau. Đối với các thương hiệu chưa hỗ trợ vận chuyển trực tiếp đến Việt Nam như Costo, người mua chỉ cần bỏ ra một khoản tiền nhỏ để nhờ người bản địa mua hàng và đóng gói, vận chuyển về Việt Nam.
Ngoài việc dễ dàng mua sắm, kể từ khi sử dụng và kinh doanh hàng nước ngoài, chị Dung cũng cảm thấy an tâm hơn vì biết rõ chất lượng, nguồn gốc của những món hàng mà mình đang tiêu thụ.
“Cùng một mặt hàng nhưng nếu được sản xuất tại các nước khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau. Nếu là người dùng lâu năm, có kinh nghiệm về dùng hàng thì sẽ biết hàng bán ở Việt Nam, các thị trường ở Đông Nam Á vẫn có một khoảng cách về chất lượng so với hàng ở các nước châu Âu, châu Mỹ... trong khi giá mua ở đây có thể mắc hơn nhiều. Điển hình nước hoa, đồng hồ, mỹ phẩm”, chị Dung cho biết.
Cục Hàng không yêu cầu triển khai các giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong dịp Tết. Đồng thời, người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm nếu để ra vi phạm.
Chủ Nhật ngày 22/12/2024, tuyến Metro số 1 tại TP.HCM vận hành thương mại chính thức. UBND thành phố đã đề nghị các Sở, ban, ngành và địa phương có liên quan tập trung thực hiện những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị tốt cho công tác vận hành, khai thác tuyến Metro số 1.
Hàng loạt sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu và OCOP được nông dân, doanh nghiệp mang đến Phiên chợ nông sản 2024 tại TP.HCM để giới thiệu với người tiêu dùng, tăng cường xúc tiến thương mại dịp Tết.
Đối tác công tư (PPP) là phương thức được đề xuất cho dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) - Liên Khương (Lâm Đồng).
Trong lễ hội Hoa - Kiểng Chợ Lách diễn ra từ ngày 8 đến 12/1/2025 ngay trước Tết Nguyên đán, huyện Chợ Lách (tỉnh Bến Tre) sẽ xác lập kỷ lục tuyến đường hoa kiểng do cộng đồng tạo tác dài nhất Việt Nam với chiều dài 15 km.
Không phải là trench coat hay áo dệt kim, áo khoác lông cừu mới chính là món đồ được yêu thích trong mùa lạnh năm 2024.