Thứ sáu, 03/05/2024

Phiên bản 'Jack Ma 3.0'

22/01/2024 2:56 PM (GMT+7)

Sau khi rũ bỏ vai trò nhà sáng lập Alibaba, Jack Ma đã sang trang mới cuộc đời, tham vọng trở thành ông trùm nông nghiệp công nghệ cao.


Phiên bản 'Jack Ma 3.0'- Ảnh 1.

Nhà sáng lập Alibaba Jack Ma từng là gương mặt đại diện sáng giá của ngành công nghệ Trung Quốc. Với tính tình thẳng thắn và khoa trương, doanh nhân công nghệ này có mặt ở khắp mọi nơi, từ các phương tiện truyền thông, hội nghị cho đến các sự kiện rầm rộ trong công ty.

Jack Ma thu hút sự quan tâm của hàng triệu người bằng cách tỏ vẻ đối lập với khuôn mẫu giới điều hành điển hình tại Trung Quốc. Nhưng sau lần chỉ trích các cơ quan quản lý năm 2020, ông đã biến mất khỏi tầm mắt công chúng.

Kể từ đó, nơi ở và kế hoạch tương lai của Jack Ma đã trở thành chủ đề bàn tán rộng rãi của công chúng, xuất hiện trên các tiêu đề giới truyền thông toàn cầu. Sau nhiều lần bị bắt gặp tại các doanh nghiệp nông nghiệp trong và ngoài nước, có vẻ như nhà sáng lập Alibaba đang chuẩn bị chuyển mình sang một phiên bản mới - có thể gọi là Jack Ma 3.0, Business Insider nhận định.

Jack Ma phiên bản 1.0 cùng câu chuyện “vượt khó” làm giàu

Nói về cuộc đời của Jack Ma, rất dễ hiểu tại sao ông lại nổi tiếng ở cả Trung Quốc lẫn thế thế giới, trở thành hình mẫu cho các nhà khởi nghiệm. Xuất thân từ nghèo khó trở nên giàu có nhờ nỗ lực, câu chuyện cuộc đời của Ma gây được tiếng vang lớn với công chúng.

Tên khai sinh là Ma Yun (Mã Vân), ông sinh ra trong một gia đình nghèo ở Hàng Châu, Trung Quốc. Thuở niên thiếu, Jack Ma không phải học sinh xuất sắc. Ông đã 2 lần trượt kỳ thi tuyển sinh đại học trước khi nhập học tại Học viện Sư phạm Hàng Châu.

Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1988, ông nộp đơn xin việc vào hàng tá công việc khác khác nhau, trong đó có cả phục vụ tại cửa hàng KFC, nhưng đều bị từ chối. Cuối cùng Ma được thuê làm giáo viên tiếng Anh.

Phiên bản 'Jack Ma 3.0'- Ảnh 2.

Jack Ma là một tỷ phú đi lên từ cuộc sống nghèo khó. Ảnh: Bloomberg.

Ma nói rằng ông yêu thích công việc của mình nhưng chỉ được trả 12 USD/tháng. Ông cũng cởi mở chia sẻ về những thất bại gặp phải trong suốt sự nghiệp. “Từ nhỏ đến tận bây giờ, tôi chưa bao giờ nghĩ mình đứng sẽ ở đây. Khi nhìn lại, mọi khó khăn tôi gặp phải khi còn trẻ đều có có lợi ích nhất định”, Ma nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Thụy Sĩ năm 2018:

Vào thời kỳ đầu của Internet - năm 1995 - ông đã thành lập một công ty kỹ thuật số. Song, công ty khởi nghiệp đầu tay của ông là China Pages đã thất bại. Đổi lại, Ma tập hợp được một nhóm gồm 17 người bạn vào năm 1999 để thành lập Alibaba.

Website của họ cho phép các xưởng sản xuất niêm yết sản phẩm của họ trực tiếp trên nền tảng. Đây chính là cột mốc đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên thương mại điện tử.

Mặc dù được mệnh danh là doanh nhân Internet thành công bậc nhất, Jack Ma đã thành lập Alibaba mà không có kiến thức về marketing hay máy tính. Chính nghề giáo trước đây đã dạy cho ông cách quản lý đội ngũ, nhận diện, bồi dưỡng nhân tài, giao phó công việc cho cấp dưới và vạch ra phương hướng cho Alibaba, Jack Ma nói tại Davos năm 2018.

Brian Wong - một nhân viên Alibaba thời đầu và từng giữ chức Phó chủ tịch tập đoàn - nói: “Jack Ma giống một giáo viên hơn là một nhà quản lý. Đây là một phẩm chất tốt để xây dựng một doanh nghiệp hùng mạnh như hiện tại”, Wong nói.

Big Tech hàng đầu Trung Quốc và sự lụi tàn của Jack Ma 2.0

Là một doanh nhân lĩnh vực Internet, Ma đóng vai trò then chốt trong việc điều hành công ty. Sức hút của ông đã thu về sự hỗ trợ mà ông cần để tạo ra đế chế Alibaba. “Ông là bậc thầy truyền cảm hứng, khiến rất nhiều người đồng cảm cùng”, Brian Wong nhận định.

Vào tháng 10/1999, công ty đã huy động được 5 triệu USD từ gã khổng lồ Phố Wall Goldman Sachs và 20 triệu USD khác từ nhà đầu tư công nghệ Nhật Bản SoftBank.

Dù văn hóa làm việc tại Alibaba rất căng thẳng, nhà sáng lập Jack Ma nổi tiếng là người giỏi tạo bầu không khí vui vẻ. Ông từng hóa trang thành Michael Jackson và trổ tài nhảy điêu luyện trước hàng nghìn người. Vào đầu những năm 2000, khi thành lập nền tảng mua sắm Taobao, ông đã yêu cầu đội ngũ của mình trồng cây chuối trong giờ giải lao để lấy lại năng lượng.

Phiên bản 'Jack Ma 3.0'- Ảnh 3.

Các phát ngôn thẳng thừng của tỷ phú Jack Ma được cho là nguyên nhân chính khiến chính quyền Bắc Kinh nổi giận. Ảnh: Reuters.

Những năm 2000 là giai đoạn bùng nổ của Alibaba tại Trung Quốc. Đến giữa thập 2010, Ma bắt đầu tham vọng vượt ra ngoài Trung Quốc. Năm 2014, Alibaba đã đi vào lịch sử chứng khoán Mỹ với đợt IPO thành công nhất tính đến thời điểm bấy giờ. Sự kiện này biến nhà sáng lập tập đoàn trở thành người giàu nhất châu Á vào cuối năm đó với khối tài sản ước tính 25 tỷ USD.

Trong suốt nhiều năm, Jack Ma thường xuyên chỉ trích mạnh mẽ các quy định ngặt nghèo về công nghệ và tài chính của nước này. Chính sự thẳng thắn của ông đã khiến chính phủ Trung Quốc hết kiên nhẫn và đưa ra nhiều quy định, khiến các công ty con và công ty liên kết của Alibaba gặp nhiều khó khăn từ tháng 10/2020. Tiếp sau đó là một khoảng thời gian dài Jack Ma trở nên "vô hình" trong mắt công chúng.

Jack Ma 3.0 nuôi mộng ông trùm nông nghiệp công nghệ cao

Tính đến hiện tại, Ma đã nghỉ hưu ở Alibaba một năm. Dù không còn trực tiếp điều hành tập đoàn, ông vẫn bận rộn với kế hoạch riêng. Trong thời im hơi lặng tiếng, nhiều lần ông bị bắt gặp xuất hiện tại nhiều viện nghiên cứu chuyên về nông nghiệp công nghệ cao trên khắp thế giới.

Tháng 10/2021, Ma đến Tây Ban Nha để học về nông nghiệp và công nghệ cho môi trường. Sau đó, Hà Lan, Nhật Bản là những điểm đến tiếp theo của ông để để nghiên cứu sâu về lĩnh vực này.

Tháng 1/2022, ông đến Thái Lan và ăn tối với Supakit Chearavanont - Chủ tịch nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi Charoen Pokphand Group. Đến tháng 5/2023, Đại học Tokyo thông báo rằng Ma sẽ đảm nhận vị trí giảng dạy đồng thời nghiên cứu sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững.

Business Insider nhận định tài năng kinh doanh của Jack Ma đã quay trở lại, hoặc vốn dĩ nó chưa bao giờ biến mất. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, hồi tháng 11/2023, Ma đã thành lập công ty "Hangzhou Ma's Kitchen Food". SCMP cho biết công ty này tham gia kinh doanh thực phẩm đóng gói, chế biến và bán lẻ các sản phẩm nông nghiệp.

Nói với Business Insider, cựu Phó chủ tịch Alibaba Brian Wong tiết lộ Ma luôn cảm động trước cách nền kinh tế kỹ thuật số giúp kết nối cộng đồng nông thôn trong các cơ hội phát triển. Quỹ của ông cũng hỗ trợ các nhà giáo dục ở những cộng đồng như vậy.

Nông nghiệp đã mở rộng nhận thức của Ma, giúp ông nhận ra những vấn đề như biến đổi khí hậu, khan hiếm và bất bình đẳng cần được giải quyết với động lực chính là công nghệ.

“Tôi nhận thấy rằng một nơi làm nông nghiệp tốt không nhất thiết phải là nơi có nguồn tài nguyên tốt, mà là nơi có tư duy độc đáo và tính sáng tạo. Lĩnh vực nông thôn cần sự trợ giúp của công nghệ”, Jack Ma khẳng định.

Theo Znews

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Bất động sản Phát Đạt bị thu hồi dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Ủy ban Nhân dân TP.HCM vừa quyết định thu hồi dự án nhà thi đấu thể thao Phan Đình Phùng từ Phát Đạt để chuyển sang hình thức đầu tư công do công ty này chưa thể triển khai thi công.

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Ngày 26/4, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Lý do xe điện Trung Quốc BYD khó thành công khi bán ở Việt Nam

Sắp tới, thị trường ô tô sẽ thêm sôi động với sự góp mặt của BYD, "trùm" xe điện đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, BYD có thành công hay không khi phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trước khi mở bán chính thức?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Thành lập Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo: Mục tiêu đào tạo ra sao?

Trực thuộc Hiệp hội Blockchain Việt Nam, Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo vừa thành lập đặt mục tiêu đào tạo và phổ cập blockchain và AI cho 1 triệu lượt người đến năm 2030.

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng mỗi ngày, đang tiếp tục mở rộng ồ ạt

Trung bình mỗi ngày, chuỗi nhà thuốc Long Châu thu gần 61 tỷ đồng. Chuỗi này tiếp tục có kế hoạch mở thêm 400 nhà thuốc trong năm nay.

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Bất động sản giáp ranh TP.HCM tiếp tục hưởng lợi từ hạ tầng

Khu vực giáp ranh TP.HCM đang hưởng lợi rất lớn từ hạ tầng, giao thông. Đây là trợ lực quan trọng giúp các doanh nghiệp dịch chuyển xu hướng đầu tư, phát triển sản phẩm nhà ở khu vực tiệm cận.