Khoảng 2 tuần nữa, học sinh tại TP.HCM sẽ chính thức quay lại trường sau 3 tháng hè. Hiện tại, phụ huynh học sinh đang tất bật chuẩn bị sách vở, quần áo, dụng cụ học tập... cho con vào năm học.
Trao đổi với Dân Việt, chị N.T (TP.Thủ Đức) cho biết, chị có một con trai chuẩn bị bước vào lớp 5, năm học 2023-2024. Để chuẩn bị cho năm học mới, chị bỏ ra khoảng 4 triệu đồng chỉ để mua sắm quần áo đồng phục cùng sách vở, dụng cụ học tập, giày dép. Với chị, đây là số tiền lớn nhưng bắt buộc phải chi.
Chị N.T chia sẻ, vì là học sinh cuối cấp - lứa học sinh cuối cùng sử dụng sách theo chương trình cũ, nên sách giáo khoa sẽ đặt mua tại trường. Tổng tiền sách theo thông báo của thư viện nhà trường là hơn 710.000 đồng, bao gồm cả bìa bao, nhãn, giấy kiểm tra và bộ dụng cụ học tập.
Theo chị N.T, bộ sách nhà trường bán với giá 711.000 đồng nêu trên là chưa đầy đủ. Đầu năm học, phụ huynh còn phải mua thêm sách tiếng Anh theo chương trình tiếng Anh tăng cường, với trên dưới 200.000 đồng (hiện tại sách này chưa có). Cùng với bộ sách đặt mua ở trường, chị phải mua vở học sinh (10 cuốn) giá 130.000 đồng.
Ngoài tiền sách, chị N.T mua 3 bộ đồng phục đi học với giá 1.050.000 đồng (350.000 đồng/bộ); 2 bộ đồ thể dục 450.000 đồng; 2 bộ ngủ bán trú giá 400.000 đồng; giày thể thao, dép xăng-đan khoảng hơn 1 triệu đồng...
"Sơ sơ cũng hết gần 4 triệu đồng, dù chưa sắm đủ vật dụng cần thiết khác như cặp, bút, thước,... Tôi cũng đã tính toán, tiết kiệm, tận dụng xin sách cũ để học ở nhà và tận dụng quần áo cũ còn mặc được chứ không chi phí còn nhiều hơn nữa", chị N.T cho biết.
Tại quận Bình Tân, chị N.S, một phụ huynh có con chuẩn bị vào lớp 1, cho biết riêng khoản tiền mua sách chị đã phải chi gần 1 triệu đồng.
Lần đầu tiên đưa con bước vào lớp 1, phụ huynh này không khỏi sốc với những chi phí phải chi.
Chị S. nói, tiền mua bộ sách lớp 1 và 5 cuốn vở là 917.000 đồng, hai bộ đồng phục và một bộ thể dục có giá 530.000 đồng. Trường con chị học cũng thu tiền cơ sở vật chất, bán trú với mức 2.035.000 đồng; bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn 896.000 đồng.
"Trước khi con nhập học tôi có nghe nói tiền sách vở, quần áo khá cao. Đến khi đi làm hồ sơ nhập học thì thấy đúng là mắc thật. Trong bộ sách, tôi thấy có những cái không cần thiết, thêm tốn kém như sách Giáo dục thể chất, bộ dụng cụ học toán, tiếng Việt... Tuy nhiên, vì bán theo bộ nên phải mua thôi", chị S nói.
Bám trụ tại TP.HCM để mưu sinh, nuôi con ăn học, anh Q.T (phường Thạnh Lộc, quận 12) làm nghề chạy xe ôm công nghệ. Vợ anh, chị Đ.T.T thì làm công nhân may, công việc bấp bênh vì đơn hàng liên tục gãy đứt. Gia đình anh chị có 2 người con, đứa lớn học lớp 7, đứa nhỏ vào lớp 3.
Đầu năm học, chi phí mua sách vở, quần áo cho hai con "sương sương" khoảng 5 triệu đồng. Anh T cho biết, đây là số tiền hai vợ chồng chi tiêu dè xẻn để dành dụm lo cho con. Chưa kể, các khoản phí đầu năm học như tiền bảo hiểm, học phí, quỹ phụ huynh... cũng là vấn đề lớn.
"Chúng tôi vẫn động viên nhau, chỉ có đi học đàng hoàng thì con cái mới có kiến thức, bằng cấp để thoát cảnh nghèo khổ. Do đó, có tằn tiện, khó khăn thì vẫn cố gắng để chuẩn bị cho con đến trường một cách tươm tất nhất cùng bạn bè", anh cho biết.
Cùng cảnh ngộ, gia đình chị Thảo (Gò Vấp) cũng có 2 con chuẩn bị đi học cấp 2. Chỉ tính tiền 2 bộ sách, cặp, đồng phục mới, giày dép (vì con chị vừa vào lớp 6), vài chi phí đầu năm cũng ngót nghét 10 triệu đồng. Chị Thảo đang "sốt vó" lo kiếm tiền để đóng các khoản đầu năm khác.
"Đầu năm học năm nào tôi cũng rơi vào cảnh thiếu trước, hụt sau. Vì có 2 con đi học nên chi phí đội lên gấp đôi, phải cấu vá bên này bên nọ để đủ sắm sửa, đóng học cho con. Cho con đi học thì phải mua sắm, đóng tiền... là điều không bàn cãi. Tuy nhiên, mong là ngành giáo dục xem xét, tinh gọn sách vở, cắt bớt những loại sách không cần thiết để giảm chi phí cho phụ huynh học sinh.
Sách giáo khoa thay đổi, mỗi trường chọn một kiểu sách... học sinh năm sau khó học lại sách học sinh năm trước... gây ra lãng phí, tạo gánh nặng cho phụ huynh...", chị Thảo bày tỏ.
Trước năm học mới, HĐND TP.HCM đã ra nghị quyết quy định các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu chi đối với các dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn. Trong đó, có 26 khoản thu, mức thu từ 2.000 đồng đến 3,6 triệu đồng.
Các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Thành phố, bao gồm: Khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục ngoài giờ học chính khóa theo quy định; Khoản thu phục vụ cho hoạt động giáo dục thực hiện theo các Đề án được phê duyệt; Khoản thu dịch vụ phục vụ cho hoạt động bán trú và các khoản thu hỗ trợ cho cá nhân học sinh.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".