
Tập đoàn của tỷ phú quyền lực thứ 4 châu Á muốn đầu tư 10 tỷ USD tại Việt Nam
Q. Huy
25/05/2023 1:18 PM (GMT+7)
Adani cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD, không chỉ trong lĩnh vực cảng biển, logistics, mà còn năng lượng, công nghệ số. Trong đó, Adani mong muốn xây dựng hệ sinh thái cảng biển theo hướng xanh hóa.
Tại buổi tiếp ông Karan Adani, Tổng Giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế, thuộc Tập đoàn Adani - một trong những tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ, đang khảo sát, tìm kiếm thêm các cơ hội đầu tư tại Việt Nam chiều 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác với Ấn Độ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế, thuộc Tập đoàn Adani - ông Karan Adani. Ảnh: VGP
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045. Và đang tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, là hoàn thiện thể chế, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng kết cấu hạ tầng.
Việt Nam hoan nghênh các đối tác, trong đó có Ấn Độ, quan tâm đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng chiến lược tại Việt Nam, bao gồm hạ tầng giao thông, hạ tầng năng lượng, hạ tầng số và hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ông Karan Adani, Tổng Giám đốc Công ty Cảng và Đặc khu kinh tế Adani, cho biết Adani là tập đoàn kinh tế lớn nhất Ấn Độ, đang hoạt động trong các lĩnh vực cảng biển, vận tải, logistics, năng lượng, công nghệ số… tại hơn 50 quốc gia trên thế giới.

Đứng sau Adani Group là tỷ phú Gautam Adani, với khối tài sản nắm giữ hơn 44 tỷ USD, từng là người giàu nhất châu Á. Ảnh: Bloomberg.
Adani rất quan tâm, đã dành thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá cơ hội và đi đến quyết định, cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD, không chỉ trong lĩnh vực cảng biển, logistics, mà còn các lĩnh vực năng lượng, công nghệ số.
Đứng sau Adani Group là tỷ phú Gautam Adani, với khối tài sản nắm giữ hơn 44 tỷ USD, hiện là người quyền lực thứ 4 châu Á theo tổng hợp mới nhất của South China Morning Post.
Tỷ phú Gautam Adani từng giàu nhất châu Á, cũng tham gia vào các chương trình bảo vệ môi trường, giáo dục, tính bền vững, năng lượng sạch, bảo tồn động vật hoang dã và chống dịch Covid-19.
Tỷ phú đứng đầu danh sách 10 người quyền lực nhật châu Á theo South China Morning Post là Mukesh Ambani, người giàu nhất châu Á, có tài sản 87 tỷ USD, cũng là một tỷ phú Ấn Độ. Ông là Chủ tịch kiêm cổ đông lớn nhất của Reliance Industries - công ty giá trị nhất Ấn Độ hiện nay, chuyên đâu tư các lĩnh vực như viễn thông, năng lượng và bán lẻ trên khắp Ấn Độ.
Trong đó, Adani mong muốn xây dựng hệ sinh thái cảng biển theo hướng xanh hóa và đầu tư các nhà máy điện gió, điện năng lượng mặt trời tại Việt Nam, với tổng số vốn khoảng 3 tỷ USD, phù hợp với chiến lược phát triển của Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng Việt Nam có tiềm năng lớn về vận tải biển, phát triển hệ sinh thái cảng biển, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời. Thủ tướng hoan nghênh Tập đoàn Adani chủ trương đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực này, trước mắt là đầu tư vào khu Bến cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng, cũng như các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Thủ tướng cũng nêu rõ xây dựng kinh tế số, xã hội số là xu thế của thế giới, Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó, và mong muốn Adani mở rộng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này.
Muốn rót 2 tỷ USD vào Cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng ngày 24/5 cũng đã tiếp và làm việc với ông Karan Adani, về triển vọng hợp tác hai bên lĩnh vực giao thông vận tải.
Ông Karan Adani cho biết Adani đang xúc tiến dự án đầu tư cảng biển tại Việt Nam, với mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD, mong muốn đầu tư tại cảng Liên Chiểu, dự kiến đầu tư hạ tầng kỹ thuật để có thể làm được hàng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí và container.
Tập đoàn đồng thời sẽ tiếp tục tìm hiểu triển vọng hợp tác đầu tư tại các cảng biển khác của Việt Nam, và hợp tác về nguồn nhân lực khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, đội tàu viễn dương...

Adani muốn rót 2 tỷ USD vào Cảng Liên Chiểu - Đà Nẵng, dự kiến đầu tư hạ tầng kỹ thuật để có thể làm được hàng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng/khí và container.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng khẳng định Việt Nam có chiều dài bờ biển hơn 3.000km, với tiềm năng lớn phát triển hệ thống cảng biển từ Bắc vào Nam, có thể trở thành quốc gia có hệ thống cảng trung chuyển lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Bộ trưởng cũng đề nghị Tập đoàn Adani nghiên cứu đầu tư tại cảng Liên Chiểu nói riêng và tại các cảng khác một tổ hợp gồm hai hợp phần: cơ sở hạ tầng khai thác cảng và khu công nghiệp hậu cần sau cảng, để phát huy hiệu quả đồng bộ.
Dự án bến Cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung, có tổng mức đầu tư hơn 3.426 tỷ đồng, khởi công năm 2022. Dự án có khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trước mặt trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chứa 6.000-8.000 TEU.
Tập đoàn Adani đầu tư nhiều lĩnh vực như năng lượng, vận tải và logistics..., mục tiêu là phát triển xanh, bền vững. Đối với lĩnh vực giao thông vận tải tại Ấn Độ, Adani đang quản lý và phát triển 8 sân bay, phục vụ hơn 80 triệu hành khách mỗi năm.
Riêng lĩnh vực đầu tư cảng biển thuộc nhóm 5 công ty có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, và là công ty hàng đầu tại Ấn Độ trong phát triển, vận hành cảng và hệ thống hậu cần tích hợp, chiếm 25% năng lực cảng của Ấn Độ. Tập đoàn này khai thác 13 cảng liên hợp quốc tế và 5 khu hậu cần, năm 2022 có hơn 360 triệu tấn hàng hóa thông qua bao gồm hàng khô, khí lỏng, dầu thô và container...
Tập đoàn cũng có kinh nghiệm phát triển cảng biển ở nước ngoài, trong đó có cảng Haifa, là cảng lớn thứ hai tại Israel.
Apple sắp lấy mất giấc mơ của Mark Zuckerberg
23/05/2023 15:54Hyundai - từ hãng xe bình dân đến "kẻ thách thức" Tesla
23/05/2023 10:5710 tỷ phú quyền lực nhất châu Á
23/05/2023 07:31
Hà Nội sắp khởi công cụm công nghiệp gần 160 tỷ đồng gần Vành đai 4, ngay chân cầu Hồng Hà
Hà Nội giao 60.000m² đất tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Hồng Hà, huyện Đan Phượng. Đây là cụm công nghiệp có vị trí nằm ngay đường vành đai 4, chân cầu Hồng Hà sắp khởi công xây dựng.
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.