Nghị định 104/2024/NĐ-CP được Chính phủ ban hành, quy định về Quỹ phát triển đất, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2024 như sau:
Nghị định yêu cầu quỹ phát triển đất phải thực hiện việc quản lý, bảo toàn và phát triển vốn. Đồng thời, Nghị định cũng quy định việc Quỹ phát triển đất phải thực hiện các nhiệm vụ ứng vốn theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền; thực hiện thu hồi vốn ứng theo quy định; đảm bảo thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản, kế toán, kiểm toán và các quy định khác có liên quan.
Trong trường hợp, phát hiện các tổ chức được ứng vốn vi phạm những quy định về sử dụng vốn, Quỹ phát triển nhà đất có quyền ra quyết định dừng, thu hồi vốn ứng. Kiểm tra đối với việc sử dụng vốn ứng, thu hồi vốn và xác định chi phí quản lý vốn ứng theo Nghị định.
Ngoài ra, Quỹ phát triển đất phải báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình quản lý, sử dụng vốn hoạt động của Quỹ theo yêu cầu của cơ quan chức năng và người có thẩm quyền.
Quỹ phát triển đất có quyền tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của mình theo đúng mục tiêu và các nhiệm vụ được giao; ban hành quy chế, quy trình nghiệp vụ để điều hành hoạt động của Quỹ phát triển đất; kiểm tra việc tuân thủ mục đích sử dụng vốn ứng của dự án.
Và xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn ứng.
Ngoài các quyền hạn trên, Quỹ phát triển đất còn có các quyền hạn khác theo quy định tại Nghị định 104 và pháp luật có liên quan.
Theo Nghị định quy định, Quỹ phát triển nhà đất hoạt động theo mô hình độc lập hoặc mô hình ủy thác, cơ cấu tổ chức của Quỹ bao gồm Hội đồng quản lý; ban kiểm soát; cơ quan điều hành nghiệp vụ.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định Quỹ phát triển đất hoạt động theo mô hình độc lập thì thực hiện theo quy định tại các Điều 9, 10 và 11 trong Nghị định.
Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ủy thác cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương hoặc Quỹ tài chính khác của địa phương quản lý Quỹ phát triển đất thì thực hiện theo quy định tại Điều 12.
Theo Nghị định trên, vốn điều lệ của Quỹ phát triển đất được cấp từ nguồn chi đầu tư phát triển của ngân sách địa phương hoặc từ nguồn chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có) của Quỹ phát triển đất sau khi trích lập các quỹ và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, mức vốn điều lệ ban đầu và bổ sung cấp cho Quỹ phát triển đất sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất và trình hội đồng nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Nghị định cũng quy định, việc cấp vốn điều lệ cho Quỹ phát triển đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công và pháp luật về ngân sách nhà nước áp dụng đối với quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Vốn điều lệ của Quỹ chỉ được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ ứng vốn và được hoàn trả vốn ứng theo quy định.
Vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật, gồm: Vốn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước theo chương trình hoặc dự án viện trợ, tài trợ và các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định.
Nghị định quy định, vốn hoạt động của Quỹ phát triển đất được sử dụng cho nhiều mục đích theo quy định của pháp luật, bao gồm tiến hành bồi thường, tái định cư cho các dự án đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước, đơn vị, tổ chức của Nhà nước thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về nhà ở (trừ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn không phải nguồn ngân sách nhà nước).
Vốn hoạt động của Quỹ được sử dụng trong việc ứng vốn cho tổ chức phát triển quỹ đất để tạo lập, phát triển quỹ đất tái định cư, tạo quỹ đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra Quỹ còn ứng vốn cho tổ chức được giao thực hiện chính sách hỗ trợ về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc ứng vốn từ Quỹ được thực hiện theo quy định tại Điều 15, Điều 16; việc hoàn trả vốn ứng cho Quỹ thực hiện theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.
Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.
Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.
Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.
TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.
Còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday - sự kiện mua sắm lớn nhất năm, nhưng nhiều thương hiệu đã triển khai khuyến mãi sớm thu hút sức mua từ người tiêu dùng, nhất là các chị em.