Cụ thể, các khách hàng có nhu cầu vay vốn trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác với khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh và khoản vay phục vụ tiêu dùng có tài sản bảo đảm (vay mua nhà, mua xe ô tô…) sẽ được hỗ trợ vay vốn tại VietinBank với lãi suất ưu đãi chỉ từ 5,6%/năm.
Lãi suất cho vay khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh chỉ từ 5,6%/năm và vay tiêu dùng chỉ từ 7,5%/năm. Mức cho vay lên tới 100% dư nợ gốc còn lại tại ngân hàng khác. Ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Thời gian vay tối đa 35 năm và không quá thời gian còn lại của khoản vay tại ngân hàng khác.
Với chính sách mới này, khách hàng có thể sử dụng chính tài sản đang thế chấp tại ngân hàng khác như bất động sản, tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ hoặc thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá… của khách hàng hoặc người thân để bảo đảm cho khoản vay tại VietinBank.
Trước đó, Vietcombank và BIDV cũng đã công bố chính sách cho vay trả nợ trước hạn ngân hàng khác.
Cụ thể, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên triển khai chính sách cho khách hàng cá nhân vay vốn để trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác, với lãi suất từ 6,9%/năm trong 6 tháng đầu hoặc 7,5%/năm trong 12 tháng đầu hoặc 8%/năm trong 24 tháng đầu. Sau đó, Vietcombank sẽ điều chỉnh lãi suất cho vay theo tình hình thực tế.
Còn tại BIDV, đối với khoản vay trung dài hạn, nhà băng áp dụng lãi suất vay chỉ từ 6,8%/năm. Khách hàng có thể được vay vốn với thời gian lên đến 30 năm (nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của khoản vay tại ngân hàng khác), với số tiền cho vay tối đa 100% số tiền dư nợ gốc còn lại, và phù hợp chi phí thanh toán tiếp theo phương án vay tại ngân hàng khác.
Khách hàng có thể dùng chính tài sản đảm bảo đang thế chấp tại tổ chức tín dụng khác hoặc tiền gửi, bất động sản của khách hàng hoặc người thân, đồng thời sử dụng nguồn trả nợ linh hoạt qua tài sản khách hàng sở hữu.
Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, nhận định quy định cho khách hàng vay để trả nợ cho ngân hàng khác là chính sách rất kịp thời, kịp lúc của các NHTM dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Bởi nguyên nhân cho việc "đảo nợ" này là đa phần các khách hàng vay hiện hữu chưa được giảm lãi suất, có thể đến từ do chế, do quy trình của các ngân hàng đang cho vay hiện hữu chưa thể xử lý liền các hồ sơ giảm lãi suất vay, vì còn liên quan đến hợp đồng, khế ước vay.
"Ví dụ theo khế ước vay quy định thời gian 1 năm, hoặc sau 6 tháng mới điều chỉnh lãi vay. Hiện nay thời gian chưa tới thì ngân hàng không điều chỉnh", ông Phương cho rằng có thể do nguyên nhân này dẫn đến các NHTM chưa thể giảm lãi suất cho khách hàng vay.
Và điều này không đúng với tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cũng như hướng dẫn của NHNN trong việc hỗ trợ nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách giảm lãi suất cho vay.
"Cho khách hàng vay để trả nợ cho ngân hàng khác đòi hỏi quy trình thủ tục mới, do điều này mới bắt đầu nên cũng cần thời gian xem xét thêm hướng các ngân hàng triển khai thế nào, vì chưa có trường hợp tiền lệ.
Nhưng nhìn chung giải pháp này là tốt và hữu ích", ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam.
Cũng theo Giám đốc cấp cao Chứng khoán KIS Việt Nam, giải pháp cho vay ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác là giải pháp mang tính kỹ thuật, để "các ngân hàng cho vay mới". Thực sự mà nói giống như là "đảo nợ" các khoản vay cũ.
"Với khế ước mới, khách hàng có thể được vay với lãi suất thấp hơn, và thực sự đây là giải pháp rất hiệu quả ở thời điểm hiện tại", ông Phương nói.
Ông Phương cũng cho rằng mỗi ngân hàng sẽ có mỗi tiêu chí, yêu cầu khách hàng vay của mình phải đáp ứng khác nhau, nhưng về cơ bản các tiêu chí sẽ giống nhau đến 80%.
20% còn lại theo đặc trưng, đặc thù của mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, với chủ trương cho vay để đảo nợ thì các ngân hàng sẽ linh hoạt trong vấn đề thủ tục.
"Ví dụ như làm sao để rút chuyển giao hồ sơ từ ngân hàng A sang ngân hàng B (từ cũ qua mới) thì các ngân hàng sẽ có quy trình mới để làm điều này. Vì về lý thuyết khách hàng đang vay nợ cũ, đâu có tiền mới để tất toán và vay lại khoản mới, nên hồ sơ sẽ không rút ra được để vay mới.
Cho nên, khả năng các ngân hàng áp dụng chính sách này sẽ có cơ chế làm việc 3 bên (ngân hàng A, B và khách hàng) để đảm bảo cam kết thanh toán hộ cho khách hàng. Và ngân hàng cũ sau đó sẽ chuyển hồ sơ khách hàng cho ngân hàng mới", ông Phương nói thêm.
TP.HCM triển khai kế hoạch sắp xếp lại đơn vị hành chính, giảm 39 phường, nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo hoàn thành trước ngày 30/6/2025.
Trong khi các sản phẩm như rượu bia và bánh kẹo giảm sút, xu hướng mới của người tiêu dùng dịp Tết năm 2025 đó là chuộng sản phẩm giản đơn, tiện lợi và sản phẩm liên quan chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Thị trường bất động sản nhà ở TP.HCM đang thu hút sự chú ý của giới siêu giàu và nhà đầu tư, nhờ sức tăng GDP mạnh, nên phân khúc bất động sản hạng sang của TP.HCM thành thị trường trọng điểm trong khu vực.
Tại báo cáo mới nhất về dự báo kinh tế Việt Nam quý IV, các chuyên gia của Ngân hàng UOB cho biết, quỹ đạo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đi đúng hướng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu vùng Đông Nam Bộ phải tiếp tục làm mới lại 3 động lực tăng trưởng. Trong đó tập trung vào đầu tư công, lấy đầu tư công dẫn dắt, động lực thứ 2 là xuất khẩu, động lực thứ 3 là tiêu dùng.
Phân bón công nghệ Eco-Nanomix giúp cây lúa sinh trưởng khỏe, rễ nhiều, dài và ăn sâu nên tăng khả năng hút nước, dinh dưỡng; tăng khả năng chống chịu trong điều kiện thời bất lợi.