Thứ sáu, 27/12/2024

TP.HCM chi 630 tỷ đồng để phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025

07/10/2021 7:03 AM (GMT+7)

Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến tổng kinh phí mà TP.HCM chi để thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn là 630 tỷ đồng.

Ngày 5/10, phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan đã thông qua Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn TP.HCM.

UBND TP.HCM cho biết mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ tiến hành: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 200ha rừng tự nhiên là rừng phòng hộ ven biển; trồng mới 787 ha rừng phòng hộ (trong đó rừng phòng hộ ven biển 200 ha); cải tạo nâng cao chất lượng rừng (xây dựng Vườn sưu tập cây ngập phèn tại Trạm thực nghiệm lâm nghiệp Tân Tạo) 3 ha. 

TP cũng phấn đấu trồng đạt 2.751.750 cây phân tán trong giai đoạn 2021-2025, bình quân trồng 551.500 cây/năm.

TP.HCM sẽ chi 630 tỷ đồng để thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững đến năm 2025 - Ảnh 1.

Cánh rừng chắn sóng hạn chế thiệt hại thiên tai ở rừng Cần Giờ. Ảnh: Vntrip.vn

Theo kế hoạch, việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên sẽ được thực hiện tại rừng phòng hộ Cần Giờ.

 Việc trồng mới rừng phòng hộ sẽ được thực hiện tại 3 huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi. Cụ thể: trồng mới rừng phòng hộ huyện Bình Chánh 437,59 ha; mở rộng vườn thực vật TP.HCM tại Củ Chi 40 ha (giai đoạn 1); trồng rừng trên đất ruộng tại các tiểu khu trong rừng phòng hộ Cần Giờ 100ha…

Tổng kinh phí thực hiện chương trình dự kiến khoảng 630 tỷ đồng từ nguồn ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương (625,5 tỷ đồng), vốn doanh nghiệp tự đầu tư (4,5 tỷ đồng).

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết: tại TP.HCM hiện trạng rừng đến năm 2020 có tổng diện tích 35.740,46ha. Trong đó, rừng đặc dụng:  29.92ha, rừng phòng hộ 35.167,62ha, rừng sản xuất: 542,92 ha. 

Phần lớn diện tích rừng đã được giao khoán bảo vệ cho tập thể, hộ gia đình và cá nhân quản lý  với mức giao khoán hiện nay là hơn 1,1 triệu đồng/ha/năm.

Để thực hiện kế hoạch trên, UBND TP.HCM đã giao Sở NNPTNT TP.HCM tham mưu UBND TP.HCM chỉ đạo đôn đốc các địa phương, đơn vị triển khai xây dựng thực hiện; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi, báo cáo tình hình và đánh giá kết quả thực hiện với UBND TP.HCM.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sáng kiến biến phụ phẩm trái điều thành nước mắm chay lên sàn OCOP

Sáng kiến biến phụ phẩm trái điều thành nước mắm chay lên sàn OCOP

Nhờ bí quyết ủ lên men kết hợp công nghệ hiện đại, phế phẩm trái điều được chế biến thành nước mắm chay phục vụ thị trường, vừa giúp nông dân nâng cao thu nhập.

Nhập giá đỗ của cơ sở ngâm hóa chất, Bách Hóa Xanh nói gì?

Nhập giá đỗ của cơ sở ngâm hóa chất, Bách Hóa Xanh nói gì?

Liên quan vụ việc cơ sở sản xuất giá ngâm hóa chất đưa hàng vào Bách Hóa Xanh, Bách Hóa Xanh nói nhà cung cấp này chỉ cung cấp cho khu vực Đắk Lắk với tỷ lệ 2% trên tổng sản lượng mặt hàng giá đỗ đang

Mai vàng, hoa kiểng sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

Mai vàng, hoa kiểng sẵn sàng phục vụ thị trường Tết

Nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã sẵn sàng đưa mai vàng, hoa kiểng ra phục vụ thị trường Tết Ất Tỵ 2025. Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa là Tết Nguyên đán, đây là điểm các nhà vườn rộn ràng, nhộn nhịp chuẩn bị cho mùa Tết.

Cổ phiếu của nhà sản xuất 'Anh trai vượt ngàn chông gai' nằm sàn sau giải trình

Cổ phiếu của nhà sản xuất 'Anh trai vượt ngàn chông gai' nằm sàn sau giải trình

Cổ phiếu YEG của công ty Yeah1 hôm nay 26/12 bị giảm kịch sàn vì nhà đầu tư bán ra để chốt lời.

Bình Dương điều chỉnh bảng giá đất trong năm 2025, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2

Bình Dương điều chỉnh bảng giá đất trong năm 2025, cao nhất hơn 52 triệu đồng/m2

Với bảng giá đất mới áp dụng trong năm 2025 của tỉnh Bình Dương, nhiều tuyến đường tại khu vực TP.Thủ Dầu Một có mức giá cao nhất, hơn 52 triệu đồng/m2 .

Giữa mùa bội thu, vì sao nhiều quán cà phê ngậm ngùi chia tay thị trường?

Giữa mùa bội thu, vì sao nhiều quán cà phê ngậm ngùi chia tay thị trường?

Áp lực chi phí, thay đổi mô hình kinh doanh và sức ép cạnh tranh là những lý do chính khiến ngành cà phê phải "sang trang".