Thứ tư, 26/06/2024

TP.HCM chi 10 nghìn tỷ xây dựng 2 trục đường từ phía nam vào trung tâm

14/06/2024 8:49 AM (GMT+7)

Cầu đường Nguyễn Khoái dài gần 5 km nối quận 7, 4, 1 và cầu đường Bình Tiên dài hơn 3 km nối quận 6, 8, Bình Chánh có tổng vốn khoảng 10 nghìn tỷ đồng, giúp mở thêm hai trục mới kết nối khu Nam với trung tâm TP.HCM.

TP.HCM chi 10 nghìn tỷ xây dựng 2 trục đường từ phía nam vào trung tâm- Ảnh 1.

Phương tiện từ khu Nam ra - vào trung tâm TP.HCM qua cầu kênh Tẻ. Ảnh: Anh Tú

Cầu đường Nguyễn Khoái

Hiện từ Nhà Bè, quận 7 vào quận 1 và 4 có hai trục đường chính là Nguyễn Hữu Thọ - cầu Kênh Tẻ và Huỳnh Tấn Phát - cầu Tân Thuận - đường Nguyễn Tất Thành. Các trục đường này đều đã quá tải trầm trọng, dẫn đến tình trạng ùn tắc thường xuyên.

Để giải quyết tình trạng ùn tắc, năm 2016, HĐND TPHCM thông qua chủ trương xây cầu, đường Nguyễn Khoái bắc qua Kênh Tẻ, nối quận 7, 4 và 1. Công trình có tổng mức đầu tư 1.250 tỉ đồng (về sau tăng lên hơn 2.800 tỉ đồng do điều chỉnh quy mô) nhằm mở trục đường mới ra vào khu trung tâm. Tuy nhiên, suốt 7 năm sau đó dự án vẫn còn trên giấy do thiếu vốn.

TP.HCM chi 10 nghìn tỷ xây dựng 2 trục đường từ phía nam vào trung tâm- Ảnh 2.

Phối cảnh cầu đường Nguyễn Khoái nối ba quận 7, 4 và 1. Ảnh: Sở GTVT TP.HCM

Cuối năm 2023, dự án cầu đường Nguyễn Khoái được HĐND TP.HCM điều chỉnh chủ trương đầu tư, tổng vốn tăng lên hơn 3.700 tỉ đồng do thay đổi quy mô.

Dự án có tổng chiều dài gần 5km, trong đó phần cầu khoảng 2,5km, rộng 6,5-25,5m; phần đường dài hơn 2,3km, rộng 26,5-61,5m.

Công trình bắt đầu từ đường D1 (kết nối Đại Học Sài Gòn với đường Nguyễn Văn Linh và khu dân cư Him Lam, quận 7), sau đó phần cầu chính vượt Kênh Tẻ bằng cầu cạn theo đường Nguyễn Khoái. Cầu tiếp tục vượt rạch Bến Nghé nối vào đường Võ Văn Kiệt (quận 1).

Ngoài tuyến chính, dự án bao gồm các nhánh rẽ nối với các đường phía dưới là Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Thuyết, Võ Văn Kiệt.

TP.HCM chi 10 nghìn tỷ xây dựng 2 trục đường từ phía nam vào trung tâm- Ảnh 3.

Vị trí cầu đường Nguyễn Khoái nối quận 7, 4 và 1. Ảnh: Anh Tú

Tháng 3 năm nay, HĐND TP.HCM đã thông qua kế hoạch thu hồi khoảng 1,7 ha đất của 100 hộ dân và 25 tổ dân phố thuộc quận 4 để thực hiện dự án xây dựng cầu đường đường Nguyễn Khoái.

Sở giao thông vận tải thành phố báo cáo rằng hiện địa phương đang tiến hành các thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Các công tác bồi thường được dự kiến hoàn tất vào quý IV năm nay, và từ đó, phần lớn mặt bằng sẽ được bàn giao cho dự án để thi công.

Cầu đường Nguyễn Khoái sẽ hoàn thành năm 2027, giúp tạo thêm trục đường mới kết nối khu Nam với trung tâm TPHCM.

Cầu đường Bình Tiên

Tương tự, ở phía quận 8 vào trung tâm TPHCM đi theo trục đường Dương Bá Trạc qua các cầu Kênh Xáng, Nguyễn Văn Cừ, cầu Chữ Y. Hiện các tuyến đường và cầu này đều quá tải.

Cách đây 14 năm, dự án cầu đường Bình Tiên dài hơn 3 km nối quận 6, 8 và Bình Chánh, tổng vốn 2.400 tỉ đồng được TP.HCM lên kế hoạch triển khai theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), nhưng chưa thực hiện do thiếu vốn và vướng cơ chế.

TP.HCM chi 10 nghìn tỷ xây dựng 2 trục đường từ phía nam vào trung tâm- Ảnh 4.

Điểm cuối dự án cầu đường Bình Tiên sẽ nối ra đại lộ Nguyễn Văn Linh. Ảnh: Hữu Chánh

Sau khi Nghị quyết 98 của Quốc hội cho phép thành phố áp dụng hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) với các công trình nâng cấp đường hiện hữu, HĐND TPHCM thông qua chủ trương đầu tư dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đại lộ Nguyễn Văn Linh) theo hình thức này.

Dự án cầu đường Bình Tiên dài 3,2km, rộng 30-40m, điểm đầu tại nút giao Bình Tiên - Phạm Văn Chí (quận 6), sau đó băng qua đại lộ Võ Văn Kiệt, kênh Tàu Hủ, đường Cây Sung (quận 8), kênh Đôi, đường Tạ Quang Bửu, rồi chạy qua khu dân cư Bình Hưng trước khi nối vào đại lộ Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh).

Tổng mức đầu tư dự án hơn 6.200 tỉ đồng, ngân sách TPHCM dự kiến chi khoảng 3.357 tỉ đồng giải phóng mặt bằng, còn lại do nhà đầu tư huy động.

Mới đây, dự án đã được Sở GTVT TPHCM duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tư vấn, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để chuẩn bị triển khai.

Theo kế hoạch, cầu đường Bình Tiên dự kiến khởi công cuối năm 2025, hoàn thành năm 2028, giúp tạo thêm trục đường mới từ trung tâm TPHCM ra đường Nguyễn Văn Linh, từ đó kết nối Quốc lộ 50, Quốc lộ 1, cao tốc Bến Lức - Long Thành, Vành đai 3 TPHCM.

Theo Báo Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn


Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Đóng cửa nơi sản xuất nhỏ nhất, 'đại gia' bia vẫn còn nhà máy lớn nhất Đông Nam Á

Heineken vừa mới tạm dừng hoạt động nhà máy bia Heineken Quảng Nam để tìm giải pháp tối ưu cho tài sản. Tập đoàn vẫn còn nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á với công suất xuất xưởng tới 12 triệu lon mỗi ngày.


Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Người dân TP.HCM “dễ thở” hơn nhờ có camera theo dõi, xử phạt đổ rác trộm

Nhiều địa phương ở TP.HCM đã lắp hàng trăm camera theo dõi tình hình đổ rác trộm trên địa bàn mình sinh sống. Một người dân ngụ tại quận Phú Nhuận bày tỏ với phóng viên: “Nhiều tháng qua không khí trong lành hẳn lên, hết mất ăn mất ngủ vì suốt ngày đi rình người ta... đổ rác trộm".

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Thêm nhiều đường bay, máy bay mới phục vụ hè

Bước vào cao điểm hè, các hãng hàng không đang tích cực chạy đua mở đường bay, thuê tàu bay mới để tăng cường phục vụ hành khách.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Chuyện gì sẽ xảy ra khi áp thuế GTGT 5% đối với phân bón

Theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của các luật về thuế thì mặt hàng phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT). Hiện, Quốc hội đang xem xét đề xuất chuyển phân bón về diện chịu thuế GTGT với thuế suất 5%. Đang có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất này.

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Kinh tế đồ uống và Euro 2024

Lần gần nhất Đức đăng cai một giải bóng đá là World Cup 2006, giải đấu đó thành công rực rỡ về mọi mặt xã hội, kinh tế, dân sinh, được người Đức gọi là “câu chuyện cổ tích mùa hè”. Nhưng Euro 2024 này không được xem như “câu chuyện cổ tích mùa hè” như cách đây 18 năm.

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm

Quản lý giết mổ: nỗi lo an toàn thực phẩm

73% cơ sở giết mổ nhỏ lẻ trên cả nước không được kiểm soát, dẫn đến nhiều sản phẩm chăn nuôi kém chất lượng được tuồng ra thị trường, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm.