UBND TP.HCM vừa có văn bản báo cáo Bộ KH&ĐT xem xét tham mưu Thủ tướng về hồ sơ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4.
Đây là dự án đường bộ lớn nhất khu vực Đông Nam Bộ từ trước đến nay, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc kết nối giao thông và phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Bộ và các địa bàn trọng điểm kinh tế phía Nam.
Dự án này đã được TP.HCM phối hợp với UBND các tỉnh Long An, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức rà soát, cơ bản hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án tổng thể và các dự án thành phần.
Với tổng chiều dài toàn tuyến Vành đai 4 TPHCM khoảng 206,72km, dự kiến tuyến đường sẽ đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu: 18,23km; Đồng Nai 45,54km; Bình Dương 47,95km; TPHCM 16,7km; Long An 78,3km.
Theo thuyết minh, dự án sẽ chia làm 2 giai đoạn, gồm 11 dự án thành phần. Giai đoạn 1, dự án sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời đầu tư xây dựng 4 làn xe cao tốc hoàn chỉnh kèm làn dừng khẩn cấp rộng 3m trên toàn tuyến.
Giai đoạn 2, dự án sẽ hoàn thiện thành 8 làn đường cao tốc hoàn chỉnh, và 2 làn dừng khẩn cấp 2 bên.
Trên tuyến sẽ xây dựng 21 nút giao thông liên thông bao gồm 2 nút tại Bà Rịa - Vũng Tàu; Đồng Nai có 5 nút giao; Bình Dương có 4 nút giao (chung với Đồng Nai 1 nút giao ở cầu Thủ Biên); TPHCM có 4 nút giao và Long An có 7 nút giao.
Cùng với đó, tuyến đường song hành và đường dân sinh hai bên tuyến sẽ được đầu tư tùy theo nhu cầu giao thông tại từng đoạn, khu vực, đặc biệt ở những nơi có khu đô thị, khu dân cư.
Về dự kiến kế hoạch phân bổ vốn ngân sách, giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 16.026 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030 dự án cần khoảng 59.582 tỷ.
Trước đó, cho ý kiến về đề xuất của TP.HCM, Bộ GTVT và UBND đã thống nhất đề nghị TP.HCM về việc giao cho địa phương này đảm nhận vai trò là cơ quan đầu mối để tổng hợp quá trình triển khai thực hiện. TP.HCM chủ trì, thống nhất với các địa phương lựa chọn một đơn vị tư vấn tổng thể; nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng cho toàn bộ tuyến.
TP.HCM đã báo cáo, kiến nghị Thủ tướng về đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù áp dụng chung cho toàn bộ tuyến Vành đai 4. Bộ KH&ĐT cũng thống nhất về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này và dự kiến lập hồ sơ hoàn trình, trình cấp thẩm quyền thẩm định, trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.