Sở GTVT TP.HCM đã đề xuất UBND TP làm đường ven sông Sài Gòn là dự án trọng điểm ưu tiên thực hiện giai đoạn 2024 - 2030, có tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng
Theo thiết kế, đoạn đường dài gần 2km, rộng từ 31 - 33m, kết nối từ đường Tôn Đức Thắng, quận 1 tới khu Tân Cảng, quận Bình Thạnh. Khi hình thành, tuyến mở ra hướng đi mới từ cầu Sài Gòn vào khu trung tâm, tạo thêm không gian cho người dân tiếp cận dòng sông thay vì nhiều đoạn ven bờ tại đây đang là đường "nội bộ" của các khu dân cư cao cấp ở khu vực.
Trong đó, đường ven sông từ cầu Sài Gòn đến cầu Thủ Thiêm (quận Bình Thạnh) đã được các chủ đầu tư dự án trong khu vực đầu tư. Tuy nhiên, mặt cắt ngang đường giữa các dự án không có sự đồng nhất, nơi rộng nơi hẹp.
Theo Sở GTVT TP.HCM, tuyến đường ven sông từ cầu Ba Son đến cầu Sài Gòn được đầu tư giúp giải quyết nhu cầu giao thông tại khu vực và kết nối đồng bộ các khu đô thị mới ven sông Sài Gòn. Khi hình thành, tuyến mở ra hướng đi mới từ cầu Sài Gòn vào khu trung tâm TP.HCM.
TP.HCM đang điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, tầm nhìn 2060. Trong đó, TP.HCM sẽ bổ sung vào quy hoạch tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ Củ Chi đến cầu Cần Giờ với quy mô tối thiểu 4 làn xe, kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ (đoạn từ trung tâm TP.HCM đi Củ Chi).
Sở Giao thông Vận tải TP cũng đề xuất ngầm hoá đường Tôn Đức Thắng ven sông Sài Gòn. Dự án dài gần 1 km từ cầu Ba Son đến cầu Khánh Hội có tổng mức đầu tư 2.100 tỷ đồng, thực hiện trước năm 2030.
Trước đó, UBND TP cũng đã phê duyệt Ðề án phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông TP.HCM giai đoạn 2020 - 2045. Cụ thể, khu vực bờ đông từ cầu Sài Gòn đến cầu đảo Kim Cương và bờ tây từ cầu Sài Gòn đến cầu Tân Thuận sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
Theo Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM, Ðề án được thực hiện theo lộ trình: Trong giai đoạn 2022 đến 2025, TP triển khai chương trình hành động cải tạo, chỉnh trang hành lang sông Sài Gòn - khu vực trung tâm thành phố gắn với các đề án phát triển kinh tế, dịch vụ; ban hành và triển khai quy chế, quy định, hướng dẫn quản lý phát triển hành lang sông nước.
Trong giai đoạn từ năm 2025 - 2045, dự án được đầu tư thực hiện cơ sở hạ tầng xanh tích hợp hoạt động du lịch - kinh tế - dịch vụ giải trí. Song song với đó, TP sẽ hoàn thiện pháp lý về quy hoạch khu vực dọc sông Sài Gòn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.