Thứ năm, 21/11/2024

Lộ diện 3 tuyến đường thủy kết nối TP.HCM và sân bay Long Thành

08/08/2024 7:17 AM (GMT+7)

3 tuyến giao thông đường thuỷ kết nối TP.HCM tới sân bay Long Thành nhằm tạo thuận lợi cho hành khách di chuyển sau khi sân bay Long Thành được đưa vào sử dụng vừa được Sở Giao thông Vận tải TPHCM đề xuất

Sở Giao thông Vận tải TP.HCM vừa đề xuất 3 tuyến đường thuỷ sẽ được triển khai xây dựng để vận chuyển hành khách từ TP.HCM tới sân bay Long Thành và ngược lại. 

Lộ diện 3 tuyến đường thủy kết nối TP.HCM và sân bay Long Thành  - Ảnh 1.

Bến tàu cao tốc Bạch Đằng. Ảnh: B.Đ

Cụ thể:

-Tuyến Bạch Đằng - Swan Bay: Hành khách sẽ khởi hành từ bến Bạch Đằng (quận 1, TP.HCM) bằng tàu cao tốc đi tới bến du thuyền Swan Bay (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai). Thời gian đi trên tàu cao tốc khoảng từ 35 phút tới 45 phút. Sau đó, từ bến du thuyền Swan Bay du khách sẽ đi đường bộ theo các trục đường có sẵn để tới sân bay Long Thành với thời gian khoảng 15 phút. Đây là tuyến đường thuỷ phù hợp cho du khách thuộc khu vực trung tâm TP.HCM có thể đến sân bay Long Thành.

-Tuyến Nhà Bè - Nhơn Trạch: TP.HCM và Đồng Nai sẽ nâng cấp hai đầu bến Phú Xuân - Phước Khánh trên sông Soài Rạp và tăng các phương tiện vận chuyển hai bờ sông để mở rộng kết nối từ khu vực Nhà Bè (TP.HCM) sang huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Sau khi qua sông, hành khách có thể theo tuyến Phạm Thái Bường (Nhơn Trạch, Đồng Nai) để tới đến sân bay Long Thành với cự ly gần 25 km, thời gian di chuyển 40 phút tới 45 phút. Tuyến đường sông này phù hợp với hành khách thuộc khu Nam TP.HCM như quận 7 và các huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Cần Giờ…

Lộ diện 3 tuyến đường thủy kết nối TP.HCM và sân bay Long Thành  - Ảnh 2.

Phà Cát Lái hiện hữu nối TP Thủ Đức (TPHCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai)

-Tuyến Cát Lái - Nhơn Trạch: TP.HCM và Đồng Nai sẽ mở rộng, tăng công suất khai thác tại bến phà Cát Lái nối TP.Thủ Đức (TP.HCM) và huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai). Hành khách sau khi qua phà sẽ đi theo tuyến đường bộ hiện hữu DT 769 để tới sân bay Long Thành với thời gian khoảng 60 phút. 

Lợi thế của phương án này là đường bộ thuận lợi do hạ tầng giao thông hiện có và phù hợp với hành khách thuộc khu vực TP.Thủ Đức (TP.HCM) trong khi chờ cầu Cát Lái được triển khai xây dựng.

Theoo Sở Giao thông Vận tải TP.HCM, hiện Sở đang cùng với các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá hiện trạng hạ tầng luồng, tuyến, bến cảng, bến thủy nội địa, phương tiện vận chuyển thủy nội địa để có thể triển khai sớm nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển của hành khách ngay sau khi sân bay Long Thành được đưa vào sử dụng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.