Nguồn vốn ngân sách Trung ương phân bổ cho TP.HCM dự kiến là 3.686,56 tỷ đồng. Trong đó, 2.545,89 tỷ đồng vốn trong nước và 1.140,67 tỷ đồng vốn nước ngoài.
Về kế hoạch giải ngân đầu tư công, TP.HCM dự kiến chủ yếu tập trung vào các công trình giao thông, hạ tầng. Theo đó, UBND TP.HCM đề xuất phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương bố trí cho các dự án như: Dự án xây dựng nút giao An Phú 500 tỷ đồng; dự án thành phần 1 thuộc dự án đường Vành đai 3 số vốn 500 tỷ đồng; xây dựng, mở rộng quốc lộ 50 huyện Bình Chánh 45,89 tỷ đồng; dự án xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước lên 1.500 tỷ đồng…
Tổng số ngân sách địa phương của TPHCM được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo dự kiến hơn 75.577,216 tỷ đồng. UBND Thành phố đề xuất phân bổ cho các chương trình, dự án, đối tượng đầu tư công trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 là 74.282,709 tỷ đồng.
Trong đó, bố trí vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài là 1.227,941 tỷ đồng; bố trí vốn đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án PPP và dự án phục vụ dự án PPP là 6.814,845 tỷ đồng; bố trí vốn cho các dự án đã được phê duyệt quyết định đầu tư sử dụng vốn ngân sách thành phố là 58.431,684 tỷ đồng.
Đồng thời, phân bổ dự toán chi đầu tư phát triển cho kế hoạch đầu tư công của các huyện và TP.Thủ Đức từ nguồn vốn ngân sách thành phố là 1.294,507 tỷ đồng. Sau khi HĐND TP ban hành nghị quyết kế hoạch đầu tư công năm 2024, UBND TP sẽ ban hành quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho từng dự án theo quy định.
Tại tờ trình tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2023 và phương hướng năm 2024, UBND TP đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân đầu tư công năm 2024 là 95%.
Được biết, năm 2023, TP.HCM được giao kế hoạch vốn đầu tư công 70.518 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/11, TP.HCM đã giải ngân được hơn 25.800 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 38% trong tổng số vốn giao. Để đạt mục tiêu giải ngân 95%, thành phố đã phát động thi đua 60 ngày đêm phấn đấu thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. TP.HCM chỉ đạo lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP.HCM nếu để chậm tiến độ dự án, tiến độ giải ngân đầu tư công các công trình trọng điểm.
Nhiều quân huyện như quận 1,4,8,10, quận Gò Vấp, Phú Nhuận... đã tích cực triển khai giải ngân đầu tư công. Đến ngày 1/12, các địa phương đã giải ngân được trên 80% số vốn đầu tư công năm 2023 được giao, đặc biệt quận Gò Vấp đã giải ngân đạt 99% trên tổng số vốn được giao rất cao (1.640 tỷ đồng).
Hiện tại, TP.HCM đang ráo riết, "chạy nước rút" để giải ngân đầu tư công trong những ngày còn lại của năm 2023. Như vậy, dự kiến nguồn vốn đầu tư công năm 2024 của TP.HCM sẽ còn lớn hơn năm 2023. Đây cũng là thách thức khi TP.HCM đặt mục tiêu phấn đấu giải ngân đầu tư là 95%.
Theo đề xuất của Bộ Tái chinh, cá nhân nợ thuế 120 ngày từ 10 triệu đồng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Biện pháp này cũng sẽ áp dụng nếu doanh nghiệp nợ 120 ngày từ 100 triệu đồng trở lên.
Nhiều thách thức cho chủ đầu tư và nhà môi giới trong thị trường bất động sản Việt Nam giai đoạn 2022 - 2024. Ngoài ra, những bất ổn về tài chính và pháp lý gây ra khó khăn cho doanh nghiệp.
Hiện nay, hơn 100.000 USD, một số tiền rất lớn, mới có thể mua được 1 Bitcoin. Diễn biến giá gần đây của Bitcoin có thể là một cơn sốt đầu cơ trong đó đồng tiền điện tử này có nguy cơ trở thành bong bóng. Giá Bitcoin nay đã tăng khoảng 1.000% so với đầu năm 2019.
Tại lễ tôn vinh Asia’s Most Influential do Tatler Vietnam tổ chức, doanh nhân Huỳnh Bích Ngọc - Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC đã được vinh danh ở hạng mục Asia’s Most Influential Magnates - nhà lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu châu Á.
Hiện nay, ngành thủy sản Việt Nam hiện nay đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, ngành này đang phải đối mặt không ít thách thức.
UBND TP.HCM đã mời gọi đầu tư vào 2 dự án và xúc tiến đầu tư vào 5 khu đất, mục đích tăng nguồn cung nhà ở xã hội, phục vụ nhu cầu an cư cho người lao động.