Thứ ba, 05/11/2024

Trái phiếu lên chợ

18/07/2023 9:49 AM (GMT+7)

Hàng loạt giải pháp thúc đẩy thị trường trái phiếu thoát cảnh ảm đạm kéo dài và cứu các nhà đầu tư.

Trái phiếu lên chợ - Ảnh 1.

Nhà đầu tư có nhiều lý do để nghi ngại khi nhiều tổ chức phát hành khó khăn về dòng tiền, chậm thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Ảnh: VOV.

Trong quý II/2023 ước tính có 12 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước thành công với tổng giá trị phát hành khoảng 8.736 tỷ đồng, giảm 69,2% so với quý I và giảm 92,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Bất động sản là nhóm ngành có tỷ trọng phát hành trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất trong quý II khi chiếm hơn 33,4% tổng giá trị phát hành, theo sau là nhóm tập đoàn đa ngành và nhóm vận tải - logistics với tỉ lệ phát hành lần lượt là 22,9% và 10,3%.

Có thể thấy, sau một số đợt phát hành có giá trị cao bất ngờ trong tháng 3, hoạt động phát hành riêng lẻ trong quý II lại rơi vào tình trạng ảm đạm. Sự kiện các lãnh đạo của Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát bị bắt vào năm ngoái đã kéo theo sự suy sụp của thị trường trái phiếu, tiếp tục tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư trong bối cảnh cao điểm đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp diễn ra từ tháng 6-9 năm nay.

Trái phiếu lên chợ - Ảnh 2.

Nhà đầu tư có nhiều lý do để nghi ngại khi nhiều tổ chức phát hành khó khăn về dòng tiền, chậm thanh toán các khoản nợ trái phiếu đến hạn. Vì vậy, hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp không thể tránh khỏi tình cảnh ảm đạm trong quý II. 

Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là hoạt động mua lại trước hạn trái phiếu doanh nghiệp bất ngờ gia tăng, với tổng giá trị trong quý II đạt hơn 62.535 tỷ đồng, tăng 76,8% so với quý I và tăng 4,9% so với cùng kỳ. 

Xu hướng này đến từ hoạt động mua lại trước hạn của nhóm ngân hàng khi trong quý II, nhóm này đã mua lại tổng cộng 39.842 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp trước hạn, chiếm 63,7% tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn trong quý II. 

Các chuyên gia của VNDirect lý giải nhu cầu tín dụng yếu trong những tháng đầu năm cùng với mặt bằng lãi suất huy động đã giảm mạnh, và thanh khoản hệ thống ngân hàng dồi dào là điều kiện và động lực để các ngân hàng thực hiện mua lại trước hạn các lô trái phiếu phát hành riêng lẻ của mình.

Các ngân hàng đã mua lại nhiều nhất trái phiếu doanh nghiệp trước hạn trong quý II, gồm TPBank đã mua lại 5.500 tỷ đồng, OCB mua lại 5.500 tỷ đồng, MSB mua lại 5.000 tỷ đồng, Techcombank mua lại 4.500 tỷ đồng...

Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng ghi nhận việc nhiều tổ chức phát hành phải đàm phán gia hạn thời hạn các trái phiếu sắp đến hạn. 

Tính đến cuối tháng 6, có hơn 30 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu với các trái chủ. Tổng giá trị trái phiếu đã được gia hạn kỳ hạn là hơn 42.000 tỷ đồng. 

Danh sách này có những doanh nghiệp đáng chú ý Tập đoàn Sovico gia hạn 52 lô trái phiếu có tổng giá trị khoảng 9.600 tỷ đồng; Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va gia hạn 3 lô trái phiếu có tổng giá trị khoảng 2.750 tỷ đồng; Hưng Thịnh Land gia hạn 3 lô trái phiếu có tổng giá trị khoảng 1.200 tỷ đồng...

Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp gặp khó về dòng tiền và hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn, số doanh nghiệp chậm thanh toán nghĩa vụ nợ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên. 

Theo HNX, tính đến ngày 26/6, có khoảng 59 doanh nghiệp trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc trái phiếu doanh nghiệp, với tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp khoảng 159.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 14,6% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp toàn thị trường. 

Khoảng hơn 43.800 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp của các doanh nghiệp trong danh sách sẽ đáo hạn trong năm 2023, chiếm khoảng 19,6% tổng giá trị đáo hạn toàn thị trường cả năm.

Bên cạnh đó, dù lãi suất đã giảm nhưng nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản vẫn phải huy động vốn qua kênh trái phiếu với lãi suất cao, thậm chí mức lãi suất coupon 13-14%. Chỉ riêng trong tháng 6/2023, đã có 3 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp có quy mô hàng ngàn tỷ đồng với mức lãi suất gấp đôi mặt bằng lãi suất tiền gửi ngân hàng.

Ông Đỗ Ngọc Quỳnh, Tổng Thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), cho biết để lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu, Chính phủ đang thực hiện hàng loạt giải pháp. Đáng chú ý là yêu cầu phải có xếp hạng tín nhiệm, có kiểm toán mục đích sử dụng vốn, đưa trái phiếu qua sàn giao dịch trái phiếu tập trung, nâng cao chuẩn yêu cầu về công bố thông tin...

Trái phiếu lên chợ - Ảnh 4.

Đặc biệt, để tìm hướng ra cho thị trường trái phiếu, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ đưa vào vận hành thị trường thứ cấp cho trái phiếu phát hành riêng lẻ trong tháng 7. Giải pháp này được đánh giá là “cứu nhà đầu tư” trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp không thể trả được nợ gốc và lãi trái phiếu.

 “Với việc sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ mở ra, những người đang sở hữu trái phiếu có cơ hội lấy lại tiền bằng cách bán trái phiếu”, ông Phan Lê Thành Long, Giám đốc Viện Kế toán Quản trị Công chứng Úc tại Việt Nam, nhận định.

Ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam, cũng cho rằng, việc đưa vào vận hành sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ sẽ tạo kênh mua, bán cho nhà đầu tư, giúp thanh khoản thị trường cải thiện, đưa trái phiếu doanh nghiệp trở lại thành kênh huy động vốn quan trọng của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, khó khăn của doanh nghiệp phát hành trái phiếu đến từ nội tại của một số doanh nghiệp và xuất phát từ cả khó khăn chung của nền kinh tế. 

Vì vậy, về lâu dài, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính, Tiền tệ Quốc gia, thị trường này vẫn cần hàng loạt biện pháp cơ bản gồm cải cách thủ tục, điều kiện, rút gọn thời gian cấp phép phát hành để tạo điều kiện, khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng; có chính sách khuyến khích định hạng tín nhiệm, công bố thông tin định hạng tín nhiệm cho doanh nghiệp nói chung; hoàn thiện cơ chế quản lý và giám sát thị trường... 

Đặc biệt, ngoài tăng cường kiểm tra giám sát, tăng tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp phát hành, cần có thêm các quy định pháp lý rõ ràng để bảo vệ nhà đầu tư.

Theo Nhịp cầu Đầu tư

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xây dựng đô thị vệ tinh, TP.HCM và Hà Nội không thể không phát triển theo TOD

Xây dựng đô thị vệ tinh, TP.HCM và Hà Nội không thể không phát triển theo TOD

TP.HCM và Hà Nội đang thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD). Nếu lấy tiêu chí 10 triệu dân làm chuẩn cho một siêu đô thị, TP.HCM sẽ trở thành siêu đô thị đầu tiên của cả nước

TP.HCM gỡ vướng pháp lý cho 8 dự án bất động sản

TP.HCM gỡ vướng pháp lý cho 8 dự án bất động sản

UBND TP.HCM cho biết từ tháng 5/2023 đến nay, thành phố đã tháo gỡ vướng mắc hoàn toàn cho 8 dự án bất động sản trên địa bàn.

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

CEO nhảy nhót thì có gì hay?

Việc các CEO nổi tiếng trên mạng xã hội không còn xa lạ ở các công ty trên thế giới. Tuy nhiên, cũng dễ thấy rằng với những lãnh đạo ở các tập đoàn lớn, nội dung PR thường tập trung thể hiện chuyên môn, năng lực, tầm nhìn của họ

TP.HCM tập trung gỡ pháp lý cho hàng chục dự án nhà ở xã hội

TP.HCM tập trung gỡ pháp lý cho hàng chục dự án nhà ở xã hội

Trong 4 năm qua, TP.HCM chỉ mới đã hoàn thành 6 dự án nhà ở xã hội. Hiện tại, thành phố đang tìm giải pháp để gỡ pháp lý cho gần 30 dự án, tăng nguồn cung nhà ở.

Ngân hàng Thế giới, Thụy Sĩ bắt tay cùng thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

Ngân hàng Thế giới, Thụy Sĩ bắt tay cùng thúc đẩy phát triển đô thị bền vững

Chính phủ Thụy Sĩ và Ngân hàng Thế giới vừa ký một thỏa thuận về thúc đẩy tăng trưởng xanh và thích ứng với biến đổi khí hậu tại các đô thị lớn của Việt Nam.

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Kịch bản gì có thể đến với Intel sau bầu cử Tổng thống Mỹ?

Sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 5/11/2024, chưa rõ tương lai của Intel sẽ vẫn là tập đoàn bán dẫn đứng độc lập hay có thể sáp nhập với 1 tập đoàn công nghệ bán dẫn khác ở Mỹ.