Số liệu mới nhất về thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Công ty chứng khoán KBSV cho thấy áp lực đáo hạn căng thẳng nhất sẽ rơi vào quý 3 năm nay, khi có tới 91.800 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn phải thanh toán cả gốc lẫn lãi.
Theo thống kê của KBSV, từ đầu năm đến ngày 14-6 ước tính tổng giá trị trái trái phiếu doanh nghiệp bị chậm trả gốc, lãi là khoảng 61.000 tỉ đồng, chiếm 5,7% giá trị trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành. Trong đó, bao gồm 9.300 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã đáo hạn không trả được gốc, còn lại là 51.800 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp chưa đến hạn nhưng chậm thanh toán tiền lãi.
Lượng trái phiếu chậm trả bắt đầu tăng cao đột biến từ tháng 3 đến nay và vẫn chưa có xu hướng chậm lại. Xét về cơ cấu các ngành, bất động sản chiếm tỉ trọng lớn nhất với 71% tổng giá trị trái trái phiếu doanh nghiệp chậm trả nợ, ghi nhận mức 42.400 tỉ đồng. Trong khi đó, nhóm tài chính bao gồm các tổ chức tín dụng và kinh doanh chứng khoán không ghi nhận lô trái phiếu nào chậm trả.
Dự tính sẽ có khoảng 150.600 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn vào nửa cuối năm 2023. Trong đó, lượng trái phiếu đáo hạn tập trung vào quý 3 với 91.800 tỉ đồng, tăng 26% so với quý liền trước.
Áp lực đáo hạn sau đó hạ nhiệt trong vòng 2 tháng trước khi tăng mạnh trở lại lên mức 30.600 tỉ vào tháng cuối năm 2023. Nhóm bất động sản tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 63.300 tỉ đồng và chiếm 42% tổng giá trị đáo hạn trong 6 tháng cuối năm.
Tổng hợp thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), KBSV ước tính có khoảng 13 doanh nghiệp phi ngân hàng có giá trị trái phiếu đáo hạn trên 3.000 tỉ trong nửa cuối năm 2023.
KBSV cho rằng, rủi ro vỡ nợ do trái trái phiếu doanh nghiệp là căng thẳng trong giai đoạn này. Trong đó, Tập đoàn An Đông thuộc Vạn Thịnh Phát dẫn đầu giá trị trái phiếu đáo hạn với gần 15.000 tỉ đồng. Do đây là những lô trái phiếu liên quan đến vi phạm đã bị phát hiện vào năm ngoái của ban lãnh đạo công ty nên rủi ro được đánh giá là rất cao.
Các tổ chức phát hành khác cũng nằm trong danh sách bao gồm Tập đoàn Novaland (9.200 tỉ đồng), Công ty Cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (3.700 tỉ) và Công ty Cổ phần Hưng Thịnh Land (3.600 tỉ) thời gian qua cũng liên tục thông báo về tình trạng chậm thanh toán cả gốc lẫn lãi trái phiếu.
Nguồn cung chung cư cao cấp vẫn chiếm lĩnh thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam so với các hạng trung bình và giá rẻ. Trong khi đó, TP.HCM và Hà Nội ghi nhận sự sụt giảm của mức độ quan tâm đến phân khúc cao cấp.
Gừng, một loại gia vị phổ biến trong nhà bếp, đang trở nên phổ biến vì nhiều lợi ích sức khỏe. Nó có thể làm giảm buồn nôn, hỗ trợ giảm cân, điều chỉnh lượng đường trong máu và cholesterol, thậm chí giúp giảm đau đầu.
Khu vực đỉnh Fansipan ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, nhiệt độ xuống rất thấp vào sáng sớm nay 23/11 nên đã xuất hiện lớp băng mỏng khiến du khách thích thú. Đây là các du khách thích săn mây và trải nghiệm cảm giác lạnh.
Theo dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước sẽ không được rót vốn vào bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, các quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty quản lý chứng khoán... trừ đơn vị có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Công ty chứng khoán SSI đã nộp bổ sung vào ngân sách Nhà nước hơn 7,33 tỷ đồng. Đây là tổng số thuế bị truy thu, tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp thuế cho năm 2022 và 2023.
Gần 20 dự án bất động sản đã được đưa vào danh mục 84 dự án, công trình được ưu tiên bố trí vốn hoặc kêu gọi đầu tư; danh mục do lãnh đạo UBND TP.HCM vừa ban hành. Không ít dự án bất động sản trong danh mục đang ở các vị trí "vàng".