Thứ hai, 25/11/2024

Vừa thoát Covid-19, hàng không đã phải đối diện thách thức mới

18/04/2022 5:00 PM (GMT+7)

Ngành công nghiệp hàng không đang dần thoát khỏi tình trạng tồi tệ nhất do đại dịch nhưng lại phải đối mặt với thách thức mới đó là thiếu phi công.


Vừa thoát Covid-19, hàng không đã phải đối diện thách thức mới - Ảnh 1.

Thiếu phi công vì lỡ... sa thải hàng loạt

Theo hãng tin Reuters, hiện tại Châu Âu, hàng nghìn người đi nghỉ lễ Phục Sinh đã bị gián đoạn, hủy chuyến do các sân bay, hãng hàng không không đủ nhân lực phục vụ. Theo thống kê của trang FlightAware, tại Mỹ, dịp lễ giáng sinh năm ngoái đã có khoảng 28.000 chuyến bay bị hủy bỏ. Tính riêng ngày đầu năm 2022 cũng có hơn 3.000 chuyến bay bị hủy vì nhiều lý do mà một trong số đó là thiếu nhân lực.

Theo các chuyên gia hàng không, câu hỏi lớn mà ngành hàng không đang phải đối mặt hiện nay là khi nào nhu cầu hành khách sẽ thực sự quay trở lại.

Nhà nghiên cứu Oliver Wyman đánh giá, lưu lượng hành khách sẽ phục hồi dần từ đầu năm nay cho đến năm 2024. Tuy nhiên, đối với nhu cầu phi công thì số chuyến bay cất cánh hay số máy bay được sử dụng mới là yếu tố quyết định hơn là lượng hành khách. Ước tính, hiện tại đội tàu bay đang phục vụ trên toàn cầu đã phục hồi được 76% trước đại dịch.

Trong những năm gần đây, nhiều hãng hàng không đã phát triển và mở rộng các chương trình đào tạo và hỗ trợ tài chính cho cho các học viên phi công, phi công mới. Tuy nhiên, áp lực chi phí và dư thừa nhân lực trong 2 năm đại dịch đã khiến các chương trình này bị cắt giảm. Nhiều ngân hàng ngừng hỗ trợ tài chính cho học viên phi công. Những yếu tố này khiến cho nghề phi công trở nên kém ổn định và hấp dẫn hơn.

"Những xu hướng này đã tạo ra một cú sốc về nguồn cung. Các sinh viên sẽ suy nghĩ lại về việc bước vào một ngành công nghiệp có tính chu kỳ như vậy. Nhiều phi công giỏi sẽ quay trở lại nhưng một số có thể theo đuổi các cơ hội khác. Mặt khác, có những hãng hàng không đã cho phi công nghỉ hưu sớm để giảm chi phí, điều này sẽ làm giảm nguồn cung vĩnh viễn", OliverWyman nói.

Theo vị chuyên gia hàng không này, nếu thị trường hàng không phục hồi chậm, sự thiếu hụt phi công toàn cầu sẽ xuất hiện ở một số khu vực nhất định chậm nhất là vào cuối năm 2023, hoặc sớm hơn ở một số nơi.

Tuy nhiên, trường hợp thị trường hàng không phục hồi nhanh chóng hơn, những cú sốc về nguồn cung phi công có thể xảy ra ngay từ cuối năm nay. Chuyên gia này ước tính, vào năm 2025, ngành hàng không toàn cầu sẽ thiếu 34.000 phi công, thậm chí lên tới 50.000 theo kịch bản nghiêm trọng nhất. Cuối cùng, tác động của việc cắt giảm nhân sự, cho nghỉ hưu sớm sẽ tạo ra những thách thức rất lớn ngay cả với những hãng hàng không lớn nhất thế giới.

Cần tăng cường đầu tư cho đào tào nhân lực mới

Đại diện hãng hàng không vũ trụ toàn cầu Boeing nhận định, khi ngành hàng không thương mại phục hồi không đồng đều trên toàn cầu, việc đào tạo hiệu quả và duy trì nguồn cung nhân sự đầy đủ vẫn là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự an toàn, ổn định và thịnh vượng của hệ sinh thái hàng không.

Nhu cầu dài hạn đối với nhân viên hàng không có trình độ hiện rất mạnh mẽ, ước tính thị trường toàn cầu sẽ cần khoảng 612.000 phi công mới, 626.000 kỹ thuật viên bảo dưỡng mới và 886.000 tiếp viên mới để bay và duy trì đội bay thương mại toàn cầu đến năm 2040. Việc đáp ứng nhu cầu dự kiến phụ thuộc hoàn toàn vào công tác đầu tư cho nguồn nhân lực mới của ngành để thay thế những người đã bỏ việc, nghỉ hưu, bị sa thải...

Theo Boeing, ngành hàng không toàn cầu sẽ cần phải tập trung cao độ vào các nỗ lực chung để xây dựng một nguồn nhân lực đa dạng, hiệu quả bằng việc nâng cao hiệu quả công tác đào tạo và tuyển dụng.

Cơ hội cho các phi công sẽ rất nhiều trong khi các hãng hàng không sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong việc tuyển dụng và giữ chân những nhân tài. Các hãng hàng không sẽ tiếp tục mua, hiện đại hóa đội bay của họ và khi đó chắc chắn sẽ cần phi công mới.

Sự thiếu hụt phi công ở Mỹ đã bắt đầu xuất hiện vào nửa cuối năm 2021 khi các hãng vận tải tăng cường hoạt động để tận dụng nhu cầu đi lại sau đại dịch Covid-19. Sự thiếu hụt phi công ở Mỹ, thị trường hàng không lớn nhất thế giới, đã dẫn đến việc các hãng hàng không phải cắt giảm lịch trình và phải tăng lương, thưởng cho các nhân viên đang làm việc.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

10.000 nhân viên Bosch bị giảm lương trong cơn đau đầu của ngành ô tô Đức

10.000 nhân viên Bosch bị giảm lương trong cơn đau đầu của ngành ô tô Đức

Robert Bosch, tập đoàn cung cấp linh kiện ô tô lớn nhất thế giới, vừa thông báo sẽ giảm giờ làm và giảm lương của khoảng 10.000 nhân viên ở Đức trong bối cảnh ngành ô tô Đức đang phải chật vật cạnh tranh, điển hình là Volkswagen.

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Black Friday làm nhiều nơi phải không ngừng châm hàng, khách hàng tấp nập

Do nhiều người tại TP.HCM đổ xô đi mua sắm sớm sớm trước Black Friday, nhiều chỗ thi nhau giảm giá mạnh và liên tục đưa thêm hàng lên kệ để đáp ứng nhu cầu của khách.

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Nguyên chủ tịch HĐQT 1 ngân hàng bị đề nghị 28-29 năm tù trong vụ Xuyên Việt Oil

Ông Lê Đức Thọ, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre và nguyên chủ tịch HĐQT tại 1 ngân hàng, bị Viện Kiểm sát đề nghị tổng hình phạt 28-29 năm tù về tội nhận hối lộ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lại sửa phương án đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng

Lãnh đạo TP.HCM vừa hủy quyết định duyệt dự án nhà thi đấu Phan Đình Phùng theo hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao), tức phương thức đối tác công tư, để chuyển sang đầu tư công.

Tập đoàn 911 bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới

Tập đoàn 911 bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới

Bà Nguyễn Thị Thơm, người đã có kinh nghiệm làm việc hơn 13 năm tại Tập đoàn 911, đã trở thành Chủ tịch HĐQT mới tại tập đoàn sau khi Chủ tịch HĐQT Lưu Đình Tuấn từ trần.

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Vì mục đích bảo mật, mọi ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ ngày 1/1/2025, tất cả các ứng dụng ngân hàng không được có chức năng ghi nhớ mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng, theo Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).