Lý do chính là giới chức ở nhiều nước chứ không chỉ Mỹ lo ngại về những mối liên hệ có thể có giữa TikTok với chính quyền Trung Quốc.
Tại Mỹ nơi TikTok đang có 170 triệu người dùng, dự luật từ Hạ viện sẽ được đưa lên Thượng viện. Nếu Thượng viện thông qua, Tổng thống Joe Biden sẽ ký để thành luật chính thức, theo New York Times.
Chưa rõ Thượng viện sẽ thông qua hay không vì một số nhân vật chủ chốt ở đó Thượng viên phản đối hành động quyết liệt quá mức đối với nền tảng chia sẻ video ngắn này. Tuy nhiên, Nhà Trắng đã thông báo ông Biden sẽ ký nếu dự luật được đưa đến cho ông.
TikTok đã phủ nhận mối quan hệ với chính quyền Trung Quốc và cho biết đã tái cấu trúc công ty để dữ liệu người dùng Mỹ vẫn được lưu trữ tại Mỹ.
Ông Shou Zi Chew, CEO của TikTok, nói nếu TikTok bị cấm tại Mỹ sẽ lấy đi hàng tỉ USD của các nhà sáng tạo nội dung và doanh nghiệp nhỏ. Ông cho biết TikTok sẽ thực hiện mọi quyền pháp lý để ngăn chặn lệnh cấm.
Hạ viện Mỹ đang do phe Cộng Hòa kiểm soát còn quyền lực tại Thượng viện thuộc về phe Dân chủ (ông Biden cũng thuộc Đảng Dân chủ). Ông Chuck Schumer của Đảng Dân chủ, người lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, chưa có phát ngôn chính thức liên quan đến việc liệu ông có tổ chức bỏ phiếu cho dự luật trên từ Hạ viện hay không.
Nước Mỹ đang tỏ ra lo ngại về an ninh quốc gia vì các sản phẩm và dịch vụ từ Trung Quốc như xe thông minh tự lái, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), hệ thống cần cẩu tại các cảng của Mỹ và nền tảng TikTok. Theo dự luật này vừa được Hạ viện thông qua, ByteDance, công ty mẹ của TikTok, phải bán ứng dụng này trong vòng 180 ngày, nếu không TikTok sẽ bị cấm trên các cửa hàng ứng dụng Apple và Google ở Mỹ.
ByteDance lo đối phó chuyện của TikTok
Trường hợp dự luật trên được thông qua thành luật, ByteDance sẽ có 6 tháng để tìm người mua lại TikTok. Nếu tìm được người mua làm hài lòng chính phủ Mỹ, lệnh cấm sẽ không thể thi hành. Ngược lại, các cửa hàng ứng dụng và công ty cung cấp dịch vụ Internet sẽ không còn được phép phát hành TikTok.
Trong bối cảnh này, báo TechSpot ngày 14/3 cho biết Bobby Kotick, cựu CEO của hãng game Activision Blizzard, một người không được lòng dư luận vì những bê bối đầy tai tiếng, đánh tiếng đang quan tâm đến việc mua lại TikTok. Dự định mua lại này nhận được hỗ trợ từ ông Sam Altman, CEO của công ty trí tuệ nhân tạo đình đám hiện nay là OpenAI – công ty mẹ của công cụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT.
Theo tờ Wall Street Journal, Kotick đề cập đến ý tưởng hợp tác với CEO của OpenAI và những người khác trong bữa tối tại hội nghị của tập đoàn Allen & Co. diễn ra vào tuần trước.
Trong 33 năm (đến cuối tháng 12/2023) điều hành Activision Blizzard, Kotick liên tục vướng vào các tranh cãi. Việc ông rời khỏi công ty vào cuối tháng 12 vừa rồi sau khi Microsoft mua lại Activision được cộng đồng game thủ và nhà phát triển game ăn mừng. Trong quá khứ, Kotick từng bị cáo buộc can thiệp vào quá trình phát triển các trò chơi của Activision và đóng vai trò hủy bỏ các tựa game của Blizzard tại Trung Quốc.
Ông cũng bị buộc tội đe dọa tính mạng của một trợ lý vào năm 2006 và là bị cáo trong vụ kiện quấy rối tình dục của một tiếp viên hàng không vào năm 2007. Kotick bị cáo buộc liên quan đến các vụ cưỡng hiếp và quấy rối từ giữa những năm 2010 đến 2021. Ông và Activision đã phải bồi thường 35 triệu USD vào năm 2023 do không duy trì các biện pháp kiểm soát thích hợp để báo cáo và giải quyết các hành vi sai trái trong công ty. Activision Blizzard cũng phải trả 54 triệu USD vào năm 2021 để giải quyết một vụ kiện phân biệt đối xử giới tính ở California (Mỹ).
Tham vọng mua lại TikTok của ông Kotick có thể không chỉ là lời đồn vì có tin ông đã đề cập đến việc này với lãnh đạo cao nhất của ByteDance. TikTok được xếp hạng là nền tảng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất tại Mỹ vào tháng 1/2024.
Vì vậy, giá mua lại TikTok được ước tính có thể hơn 100 tỉ USD. Đây là lý do tại sao Kotick cần hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ những người siêu trí tuệ như Altman, người có thể sử dụng nội dung của TikTok để huấn luyện các mô hình AI của OpenAI.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.