
Bật mí cách duy nhất giúp Đông Nam Á đẩy lùi 'cơn lũ' hàng giá rẻ Trung Quốc
Phương Đăng (theo Straitstimes)
21/05/2025 8:05 AM (GMT+7)
Từ tủ gỗ đến quần áo, sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng giá rẻ Trung Quốc đang làm đảo lộn hoạt động kinh doanh và sinh kế tại Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra là điều gì đang chờ đợi phía trước và làm thế nào để Đông Nam Á có thể đẩy lùi 'cơn lũ' hàng hóa giá rẻ Trung Quốc?
- Nghe lời bạn đầu tư lô đất giá rẻ để 'bỏ phố về quê', tôi mất trắng cả tiền,cả bạn
- Bí kíp vàng giúp 'tay mơ' ít tiền lần đầu đầu tư chứng khoán để 'tiền đẻ ra tiền'
Nỗi lo hàng hóa giá rẻ Trung Quốc lan rộng khắp khu vực
Tại thị trấn Muar, bang Johor (Malaysia) – trung tâm sản xuất nội thất lớn nhất nước này – công nhân đang hối hả hoàn thiện các bộ bàn ghế lắp ráp và đóng gói để kịp xuất khẩu sang Mỹ trước khi gói thuế mới của cựu Tổng thống Donald Trump có hiệu lực vào tháng 7 tới.
Tuy nhiên, không chỉ lo lắng về thị trường Mỹ, các nhà sản xuất như bà Candice Lim, sáng lập thương hiệu nội thất Natural Signature, còn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ hàng Trung Quốc.

Kể từ khi Mỹ áp thuế lên hàng nội thất Trung Quốc vào năm 2019, các nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng sang Đông Nam Á để tiêu thụ lượng hàng tồn, kéo theo chiến lược “đẩy hàng, giảm giá” qua các nền tảng như Taobao, khiến doanh nghiệp địa phương gặp khó khăn trong việc giữ thị phần.
Ngay cả khi các cuộc đàm phán về điều chỉnh thuế quan diễn ra suôn sẻ, ngành công nghiệp nội thất vẫn lo ngại nhu cầu từ thị trường chiếm một nửa trong tổng kim ngạch xuất khẩu đồ nội thất bằng gỗ trị giá 2,3 tỷ USD của Malaysia vào năm 2024 sẽ giảm sút.
"Cơn lũ" hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào đang làm đảo lộn các ngành công nghiệp và nền kinh tế địa phương như Muar, là một hiện tượng đang diễn ra ở nhiều nơi tại Đông Nam Á.
Nó có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu chính quyền Trump vẫn tiếp tục áp dụng chế độ thuế quan nặng nề đối với Bắc Kinh, khi các nền kinh tế ASEAN cũng đang vật lộn với hậu quả từ các mức thuế quan tương ứng của riêng họ do Washington áp đặt.
Tại Indonesia, hơn 250.000 lao động ngành dệt may đã mất việc từ năm 2022 đến 2024; dự kiến thêm nửa triệu người nữa sẽ đối mặt nguy cơ thất nghiệp trong năm 2025. Tập đoàn Sritex – chuyên sản xuất cho các thương hiệu toàn cầu như Uniqlo, Zara, H&M – đã nộp đơn phá sản. Nguyên do khiến Sritex phá sản được cho là do “nguồn cung dệt may từ Trung Quốc quá dư thừa”.
Tại Thái Lan, gần 2/3 các xưởng sản xuất gốm sứ và thủ công mỹ nghệ ở tỉnh Lampang đã đóng cửa trong 5 năm qua. Ngành công nghiệp xe điện (EV) Trung Quốc cũng làm giảm mạnh doanh số của các hãng Nhật, khiến hàng nghìn công nhân phụ tùng xe tại Thái Lan mất việc.
Vì sao Trung Quốc lại đổ hàng sang Đông Nam Á?
Nguyên nhân chính là sự suy yếu tiêu dùng trong nước hậu đại dịch, bất động sản lao dốc và việc phương Tây dựng rào cản thương mại để ngăn chặn hàng hóa giá rẻ Trung Quốc. Chính phủ Bắc Kinh đối phó bằng cách tăng cường đầu tư vào sản xuất và xuất khẩu, giúp thặng dư thương mại năm 2024 đạt gần 1.000 tỷ USD – mức kỷ lục.
Với các rào cản ngày càng cao từ Mỹ và châu Âu, hàng Trung Quốc tràn sang Đông Nam Á. Trong năm 2024, xuất khẩu Trung Quốc sang ASEAN tăng 21% chỉ trong tháng 4, đạt 60,4 tỷ USD. Thặng dư thương mại của Trung Quốc với ASEAN tăng hơn gấp đôi từ 90 tỷ USD (2021) lên 190 tỷ USD (2024).
Không chỉ là hàng nội thất hay ô tô, các mặt hàng giá trị thấp như dệt may, giày dép, linh kiện lắp ráp và hàng hóa từ Taobao, Temu… đang bóp nghẹt ngành sản xuất bản địa.
Ông Zeng Da, giám đốc công ty may mặc Shaoxing Sinewy, chia sẻ rằng biên lợi nhuận của công ty đã giảm từ 20% xuống chỉ còn 5% trong năm 2025. “Không bán cho Đông Nam Á vì muốn, mà vì đơn hàng Mỹ đã ngừng. Chúng tôi phải bán để trả lương công nhân", ông nói.
Một quản lý tại hãng nội thất Yao Hua (Phúc Kiến, Trung Quốc) cho biết: “Giờ bán bàn ghế còn rẻ hơn cả 5 năm trước". Do cạnh tranh khốc liệt trong nước, các nhà máy Trung Quốc chấp nhận lợi nhuận thấp, hoặc thậm chí lỗ, miễn là giữ được dây chuyền sản xuất vận hành.
Do Trung Quốc có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và lao động được trả lương theo sản phẩm thay vì theo giờ như ở Đông Nam Á, năng suất của họ thường cao hơn – khiến các đối thủ trong khu vực càng khó cạnh tranh.
Thách thức đối với các nhà sản xuất khu vực

Ông Goh Song Huang, nhà sản xuất nội thất ở Muar, cho rằng ngành nội thất Malaysia đang lép vế vì Trung Quốc được nhà nước trợ giá xuất khẩu, hoàn thuế, và cho phép khách hàng trả chậm hơn. Trong khi đó, các công ty Malaysia phải chịu chi phí nhân công và nguyên liệu cao hơn.
Từ năm 1985, Trung Quốc đã hoàn thuế cho hàng xuất khẩu. Dù cuối năm 2024, Bắc Kinh cắt giảm trợ cấp cho một số mặt hàng như nhôm, đồng và pin mặt trời, nhưng các lĩnh vực còn lại vẫn nhận hỗ trợ mạnh mẽ.
Bà Lim, 56 tuổi, người sử dụng hơn 100 công nhân chủ yếu là người nhập cư tại Muar chia sẻ: “Đối mặt với làn sóng thuế quan đầu tiên, các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc đã cắt giảm chi phí trên toàn bộ nguyên liệu thô, tiền thuê nhà và tiền lương để duy trì hoạt động. Chiến lược 'tích trữ nhiều, bán rẻ' của họ cho phép họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua Taobao”.
Tại chợ vải Senen (Jakarta), các tiểu thương treo băng rôn: “Hàng vải Trung Quốc đã giết chết doanh nghiệp nhỏ Indonesia".
Các hiệp hội cho biết phần lớn hàng vải Trung Quốc nhập lậu, không dán nhãn hợp lệ, không ghi tiếng Indonesia, và bán rẻ hơn hàng nội địa 20–30%.
Hy vọng từ thỏa thuận Mỹ - Trung?
Vào đầu tháng 5/2025, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt được thỏa thuận giảm thuế trong 90 ngày: Mỹ giảm từ 145% xuống 30%, Trung Quốc từ 125% xuống 10%. Điều này tạo ra hy vọng cho các nước Đông Nam Á về khả năng đàm phán được mức thuế ưu đãi hơn khi xuất khẩu sang Mỹ.
Ông Steve Ong, Chủ tịch Hiệp hội Nội thất Muar (hơn 800 doanh nghiệp), cho biết xuất khẩu nội thất đã giảm mạnh từ 8.000 container (2021) còn 5.000 container (2024). Trong khi đó, các nhà máy Trung Quốc lại đang mở rộng sản xuất tại Việt Nam, nơi có chi phí thấp hơn Malaysia.
Ông Ong nhận định, nếu Malaysia giữ được mức thuế thấp hơn so với Trung Quốc, xuất khẩu có thể tăng gấp đôi hoặc gấp bốn. Tuy nhiên, tình trạng thiếu lao động bản địa khiến ngành này vẫn phải phụ thuộc vào lao động nhập cư – điều mà chính phủ Malaysia đang cố gắng thay thế bằng tự động hóa.
Đông Nam Á cần chiến lược dài hạn
Các chuyên gia nhận định, thay vì đối đầu trực diện với Trung Quốc, các nước ASEAN nên tập trung vào một khâu cụ thể trong chuỗi giá trị, nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng tới phục vụ thị trường nội địa.
Đây là cách duy nhất để tồn tại trước làn sóng hàng hóa giá rẻ tràn vào từ Trung Quốc – vốn đang định hình lại cục diện sản xuất toàn cầu.
Baidu phát triển công cụ AI dịch ngôn ngữ thú cưng thành tiếng người
21/05/2025 8:05 AM
TikTok có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu vì vi phạm quy định của EU
Ứng dụng truyền thông xã hội TikTok đã bị các cơ quan quản lý công nghệ EU buộc tội vì vi phạm các quy tắc về nội dung trực tuyến của EU, khiến chủ sở hữu ByteDance có nguy cơ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu.
Hai trường đại học hàng đầu Châu Á về tạo ra số người siêu giàu
Theo nghiên cứu của Altrata, Đại học Quốc gia Singapore (NUS) và Đại học Thanh Hoa Trung Quốc là những trường đại học hàng đầu châu Á về đào tạo ra những cựu sinh viên siêu giàu.
Giới siêu giàu châu Á 'tháo chạy' khỏi tài sản Mỹ vì lo sợ thuế quan của ông Trump
Các gia đình giàu nhất châu Á đang cắt giảm đầu tư vào tài sản tại Mỹ vì cho rằng chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đã khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên khó dự đoán hơn nhiều, theo Bloomberg.
Thấy tiềm năng kinh tế của Việt Nam, Úc ra sức đẩy mạnh thương mại và đầu tư
Việt Nam đang nổi lên như một điểm sáng kinh tế và thậm chí được dự báo sẽ lọt top 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Dù gần gũi về địa lý và có nhiều lợi ích chung, sự hiện diện kinh tế của Úc tại Việt Nam vẫn khá mờ nhạt nhưng chính phủ Úc đang nỗ lực để thay đổi tình hình, theo The Conversation.
V-GREEN ký MOU với 4 đối tác để triển khai 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia, dự kiến tổng đầu tư 300 triệu USD
Jakarta, ngày 09/05/2025 – Công ty Phát triển Trạm sạc toàn cầu V-GREEN công bố ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với 4 đối tác chiến lược nhằm triển khai tổng cộng 63.000 cổng sạc dành riêng cho xe điện VinFast tại Indonesia trong năm 2025, gấp đôi so với mục tiêu công bố trước đó.