Chủ nhật, 24/11/2024

Bị nghi công bố số liệu không đúng thực tế, Tổng cục Thống kê nói gì?

05/06/2023 5:33 AM (GMT+7)

Một số ý kiến cho rằng số liệu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 12,6% là khá cao, chưa phản ánh đúng thực trạng tiêu dùng của dân cư và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo Tổng cục Thống kê, năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước đạt 12,6% là mức tăng khá. Tuy nhiên, do chỉ số giảm phát tăng 3,9%, nên tốc độ tăng theo giá so sánh chỉ đạt 8,3%, bằng với mức tăng của năm 2018.

Đây là mức tăng tương đương với bình quân của 5 năm trước dịch (2015-2019), nhưng trên nền tăng thấp của 3 năm (2020-2022) chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Bị nghi công bố số liệu không đúng thực tế, Tổng cục Thống kê nói gì? - Ảnh 1.

Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành và giá so sánh qua các thời kỳ.

Tổng cục Thống kê lưu ý, tỷ trọng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng phản ánh người dân có xu hướng tăng chi tiêu vào nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ xã hội.

Nếu như năm 2019 (năm trước dịch) doanh thu bán lẻ hàng hóa chiếm 76,3% trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thì đến năm 2023 tỷ lệ này đã tăng lên 78,9% (tăng thêm 2,6%). Trong đó, tỷ trọng lương thực, thực phẩm tăng từ 24,2% trong 5 tháng đầu năm 2019 lên 27,9% trong 5 tháng đầu năm 2023 (tăng thêm 3,7%).

Bị nghi công bố số liệu không đúng thực tế, Tổng cục Thống kê nói gì? - Ảnh 2.

Số liệu phản ánh xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu hàng hóa, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu của người dân.

Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng đầu năm, doanh thu dịch vụ tiêu dùng (gồm lưu trú ăn uống; du lịch lữ hành và các dịch vụ khác) năm 2019 chiếm 23,7%, đến năm 2023 chỉ chiếm 21,1% (giảm 2,6%). Trong đó, nhóm hàng dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu như: Dịch vụ lưu trú và ăn uống đã giảm từ mức 12,1% năm 2019, xuống 10,6% năm 2023. Dịch vụ khác giảm 0,8%, từ 10,8% xuống 10%.

Điều này phản ánh xu hướng tăng tỷ trọng chi tiêu hàng hóa, nhất là nhóm hàng hóa thiết yếu, giảm chi tiêu dịch vụ tiêu dùng không thiết yếu của người dân trong điều kiện nền kinh tế gặp khó khăn.

Điểm đáng lưu ý là, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 5 tháng đầu năm nay gấp 12,6 lần so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách du lịch nội địa cũng tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2022. Những yếu tố này đóng góp tích cực vào mức tăng 12,6% của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng.

Lượng khách quốc tế và khách du lịch nội địa tăng trưởng tốt đã tác động trực tiếp tới doanh thu bán lẻ hàng hóa và doanh thu của các ngành dịch vụ (như vận tải, lưu trú ăn uống, dịch vụ du lịch lữ hành, vui chơi giải trí,…); đóng góp quan trọng vào mức tăng về quy mô và tốc độ của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm.

Theo giá hiện hành 5 tháng đầu năm, quy mô và tốc độ tăng của các chỉ tiêu thành phần như sau: Doanh thu tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt xấp xỉ 2 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 533.500 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ. Cụ thể: Dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 268.300 tỷ đồng, tăng 22,1%; du lịch lữ hành ước đạt 11.600 tỷ đồng, tăng 89,4%; dịch vụ khác ước đạt 253.600 tỷ đồng, tăng 15,8%.

Trong khi 3 năm trước (2020-2022), tốc độ tăng bình quân 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ theo giá hiện hành của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chỉ đạt 4,5%. Cụ thể: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 6,2%; doanh thu dịch vụ tiêu dùng giảm 1,6% (với dịch vụ lưu trú, ăn uống giảm 2,5%; dịch vụ du lịch lữ hành giảm 29,4%; dịch vụ khác tăng 1%).

"Những phân tích trên cho thấy, tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng tích cực trong bối cảnh 5 tháng đầu năm nay chỉ số giá nhiều mặt hàng vẫn ở mức khá cao, mặc dù xu hướng đã giảm dần, và trên nền tăng trưởng thấp của cùng kỳ các năm trước", Tổng cục Thống kê nhận định.

Theo Tiền Phong

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Logistics trọn gói trở thành dịch vụ "hot"

Dịch vụ logistics trọn gói đang thu hút doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi chi phí dịch vụ trọn gói sẽ thấp hơn so với làm dịch vụ đơn lẻ.

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Thủ tướng: Can thiệp quản lý hành chính vào doanh nghiệp sẽ làm méo mó thị trường

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hoạt động doanh nghiệp phải theo quy luật thị trường, không thể can thiệp bằng các biện pháp hành chính. Can thiệp sẽ làm méo mó thị trường, không đúng quy luật, tư duy và sự phát triển.

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Hơn 30 đơn vị điện ảnh ký đơn xin không tăng thuế lĩnh vực văn hoá

Quốc hội đang xem xét việc tăng thuế VAT đối với lĩnh vực văn hóa từ 5% lên 10% nhận nhiều ý kiến trái chiều. Đáng chú ý, hơn 30 đơn vị điện ảnh đã cùng ký đơn tập thể mong muốn Quốc hội không phê chuẩn việc tăng thuế này.

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Trước ngày Đại hội cổ đông bất thường, Chủ tịch Tập đoàn 911 đột ngột qua đời

Chủ tịch Tập đoàn 911 - ông Lưu Đình Tuấn đã đột ngột từ trần chỉ 1 ngày trước Đại hội cổ đông bất thường của công ty này.

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Săn hàng khuyến mãi Black Friday sớm, giảm giá tới 80%

Thời điểm này, dù còn 1 tuần nữa mới đến Black Friday, nhưng theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, không khí giảm giá sớm đã bắt đầu nhộn nhịp. Nhiều người tranh thủ đi mua sắm sớm.

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM dự chi 7.500 tỷ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 2

TP.HCM sẽ chi 7.500 tỷ đồng bồi thường cho người dân thuộc diện giải tỏa trong dự án đường Vành đai 2.