Chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long” năm 2024 đã chính thức khởi động.
Chương trình bình chọn là một nội dung trọng tâm của kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch giữa TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long được UBND TP.HCM và UBND 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp thực hiện.
Chương trình bình chọn đã triển khai, phát động từ tháng 4/2024, đến nay có 126 điểm đến du lịch có tài nguyên du lịch, sản phẩm, dịch vụ du lịch nổi bật hấp dẫn đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí… ở TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long sẽ được tham gia bình chọn.
Theo cổng thông tin mở bình chọn hiện nay, các điểm đến du lịch tham gia bình chọn rất đa dạng, từ tài nguyên du lịch tự nhiên, nhân văn đến các điểm đến du lịch cộng đồng.
TP.HCM có 24 ứng viên: Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh TP.HCM (Bến Nhà Rồng), Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng Áo dài, Bến Nội đô - Thuyền Nhiêu Lộc, Chợ Bình Tây, Chợ Bến Thành, Địa đạo Củ Chi, Công viên Du lịch Văn hóa Suối Tiên, điểm du lịch Cộng đồng Thiềng Liềng…
Các điểm đến thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng rất đa dạng.
Đồng Tháp có Khu di tích Gò Tháp, khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, khu di tích Xẻo Quít…
Trà Vinh có điểm du lịch cộng đồng Cồn Chim, Cồn Hô, khu di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia Ao Bà Om…
Các ứng cử viên của Kiên Giang có khu du lịch quần đảo Nam Du, Hòn Mây Rút Trong, di tích thắng cảnh Thạch Động, di tích quốc gia đặc biệt Trại giam Phú Quốc…
Bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết chương trình bình chọn có chủ đề "Nâng tầm điểm đến - Kết nối hành trình".
Mong muốn của các tỉnh thành là chương trình góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống và những nét bản sắc đặc trưng nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu điểm đến TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long nhằm liên kết xây dựng những sản phẩm tiêu biểu, phù hợp với nhu cầu thị trường và định hướng phát triển các sản phẩm du lịch liên kết đến du khách trong và ngoài nước.
Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM cho rằng chương trình bình chọn cũng nhằm tạo động lực mạnh mẽ, thúc đẩy các doanh nghiệp, các nhà cung ứng dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ, giá trị văn hóa góp phần đa dạng hóa, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ du lịch của TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khai thác điểm đến đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông sản phẩm, dịch vụ du lịch kết nối với các doanh nghiệp lữ hành xây dựng các chương trình du lịch phục vụ khách du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách du lịch đến TP.HCM và Đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Chí Thanh - Phó giám đốc Sở Du lịch Kiên Giang, đánh giá cao chương trình bình chọn “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP.HCM và 13 tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long”.
Ông Thanh nhận xét đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững của du lịch khu vực, nâng cao chất lượng dịch vụ, góp phần quảng bá những giá trị độc đáo của vùng đất giàu bản sắc văn hóa đến với bạn bè trong và ngoài nước.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung - Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bến Tre, cho rằng chương trình bình chọn khởi động lúc này rất kịp thời, giúp địa phương có động lực tiếp tục các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch sau những khó khăn của dịch bệnh thời gian qua.
4 giai đoạn của cuộc bình chọn
- Giai đoạn 1 (từ tháng 4 đến tháng 7/2024): tổ chức phát động, tuyên truyền, quảng bá về việc tham gia của các ứng viên và tiến hành bình chọn.
- Giai đoạn 2 (từ tháng 7 đến tháng 9/2024): Đánh giá và sơ loại các điểm đến du lịch đủ điều kiện tham gia và hoàn thiện dữ liệu trang bình chọn.
- Giai đoạn 3 (từ tháng 9 đến tháng 10/2024): tổ chức bình chọn và các hoạt động vệ tinh, hưởng ứng chương trình bình chọn.
- Giai đoạn 4 (tháng 11/2024): xét chọn và tổ chức Gala công bố kết quả, trao biểu trưng, giấy chứng nhận, bảng danh vị và kết hợp quảng bá, truyền thông về kết quả bình chọn.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.