Thứ năm, 21/11/2024

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ

06/10/2024 8:42 AM (GMT+7)

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng dù đã đạt hơn 90% khối lượng nhưng do những khó khăn vướng mắc nên phải chờ Chính phủ gỡ vướng.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 1.

Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng, có quy mô gồm 6 cống ngăn triều (cống ngăn triều Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô và cống ngăn triều Phú Định) và xây kè ven sông dài 7,8km từ Vàm Thuật đến Sông Kinh.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 2.

Được chính thức khởi công ngày 26/6/2016, đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng, nhưng vẫn chưa xác định thời gian hoàn thành cuối cùng.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 3.

Nhiều hạng mục thuộc dự án nằm bất động trong thời gian dài.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 4.

Cống ngăn triều Tân Thuận nằm trên kênh Tẻ, sau khi dự án hoàn thành sẽ là giải pháp ngăn triều từ sông Sài Gòn vào kênh Tẻ, kênh Đôi, kênh Tàu Hủ và rạch Bến Nghé, giúp người dân thoát cảnh ngập nước.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 5.

Cống ngăn triều Tân Thuận hoàn thành hơn 93% khối lượng thi công.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 6.

Trụ bê tông tại cống Mương Chuối (thuộc huyện Nhà Bè) hoen gỉ, cây cỏ mọc um tùm.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 7.

Tại cống Mương Chuối, cả 4 cửa van ngăn triều của cống đã hoàn thành việc lắp đặt, các hạng mục dự án đã đạt 96% khối lượng.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 8.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ phương án tháo gỡ vướng mắc đối với dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng. UBND TP.HCM cho biết hiện dự án có ba khó khăn chính, gồm: Không có vốn để hoàn thành công trình; chưa xác định rõ thẩm quyền và trình tự thực hiện đối với dự án đang trong quá trình triển khai có thay đổi mà các nội dung thay đổi dẫn đến dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia và chưa có cơ sở thanh toán hợp đồng BT.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng "kêu cứu" Chính phủ - Ảnh 9.

Ngay sau đó, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi các bộ, ngành về việc lấy ý kiến hỏa tốc đối với phương án tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM. Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, cơ quan khẩn trương có ý kiến bằng văn bản gửi về Văn phòng Chính phủ trước 17h ngày 3/10.

Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1 do Công ty CP Đầu tư xây dựng Trung Nam làm nhà đầu tư. Doanh nghiệp thực hiện dự án là Công ty TNHH Trung Nam BT 1547.

Dự án thuộc nhóm A; hình thức đầu tư là đối tác công tư (PPP); hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT), thanh toán bằng quỹ đất và ngân sách TP.HCM.

Mục tiêu của dự án là kiểm soát ngập do triều cường và chủ động ứng phó biến đổi khí hậu cho vùng diện tích 570km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu vực bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP.HCM.

Theo hợp đồng BT và các phụ lục hợp đồng đã ký kết, TP.HCM thanh toán cho nhà đầu tư bằng quỹ đất tương đương 16% giá trị quyết toán dự án (khoảng 1.588 tỷ đồng). Phần thanh toán bằng tiền tương đương 84% giá trị quyết toán dự án (khoảng 8.380 tỷ đồng).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.