Theo Tổng cục Du lịch, công suất phòng trung bình tại các cơ sở lưu trú du lịch dịp nghỉ lễ dài vừa qua đạt 60%, những ngày cao điểm đạt hơn 70%. Đặc biệt, nhiều khu vực công suất phòng đạt tỉ lệ lấp đầy 95-100%. Đã có 3,2 triệu lượt khách có lưu trú trong dịp này.
Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ.
Thanh Hóa, Cần Thơ lượng khách bùng nổ, nhiều tỉnh thu hàng nghìn tỷ trong 5 ngày nghỉ lễ
Theo Tổng cục Du lịch, kỳ nghỉ lễ năm nay, một số địa phương đã ghi nhận lượng khách tăng đột biến. Đáng chú ý, Thanh Hóa dẫn đầu cả nước với hơn 1,19 triệu lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng. Tổng thu du lịch của địa phương này đạt khoảng 2.865 tỷ đồng, tăng hơn 48% so với dịp nghỉ lễ cùng kỳ 2022.
Cần Thơ đứng thứ 2 với 982.000 lượt khách, trong đó có khoảng 1.800 lượt khách quốc tế. Thành phố lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long thu từ du lịch dịp này ước đạt 523 tỷ đồng. Trong dịp lễ này, Cần thơ diễn ra 2 hoạt động thu hút rất đông khách là Lễ hội bánh dân gian Nam bộ và Lễ hội Khinh khí cầu với chủ đề "Bay lên Cần Thơ! Tự hào quê hương gạo trắng nước trong".
TP.HCM cũng phục vụ 950.000 lượt khách, tăng sốc đến 126,2% so với cùng kỳ năm 2022. Dịp này TP.HCM đón đến khoảng 48.000 lượt khách quốc tế, công suất phòng trung bình đạt 70-75%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 3.130 tỷ đồng, con số lớn nhất cả nước.
Nghệ An có lượng khách du lịch tăng mạnh trong đợt nghỉ lễ dài ngày này, với khoảng 780.000 khách, trong đó gần 50% khách lưu trú. Công suất phòng bình quân đạt 80-85%. Ngành du lịch Nghệ An đã thu khoảng 1.500 tỷ đồng trong dịp này.
Hà Nội dịp này phục vụ 719.000 lượt khách. Tuy nhiên, thủ đô đón lượng khách quốc tế lớn thứ 2 cả nước, chỉ sau Quảng Nam, với 69.500 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 2.400 tỷ đồng.
Dù vậy, công suất phòng trung bình của Hà Nội lại đạt thấp, chỉ khoảng 58,4%.
Khánh Hòa đón 598.500 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng trong 5 ngày lễ, trong đó gần 18.500 lượt khách quốc tế. Công suất phòng bình quân đạt 87,8%, riêng các khu nghỉ dưỡng ở khu vực Bãi Dài và các khu nghỉ dưỡng khép kín ở các đảo đạt công suất hơn 90%. Ước tổng doanh thu du lịch của đợt lễ đạt hơn 854 tỷ đồng.
Đà Nẵng lại có lượng khách đến không như kỳ vọng, với khoảng 321.623 lượt khách tham quan, du lịch trong 5 ngày nghỉ lễ, trong đó có khoảng 34.800 lượt khách quốc tế. Công suất phòng trung bình đạt 70-75%.
Hà Giang là nơi có công suất phòng lắp đầy đến 95% trong dịp lễ này. Riêng 4 huyện vùng Công viên địa chất là Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc công suất phòng luôn đạt 100%. Tổng thu du lịch dịp này của Hà Giang gần 300 tỷ đồng.
Còn Quảng Nam dịp này phục vụ khoảng 245.000 lượt, trong đó khoảng 50% là khách quốc tế, với 119.700 lượt. Công suất sử dụng phòng khoảng 85-95%. Riêng trong 3 ngày từ 30/4 - 2/5, công suất phòng lưu trú ở phân khúc từ 3-5 sao gần như lấp đầy 100%.
Địa chỉ du lịch nổi tiếng của vùng Đông Nam bộ là Bà Rịa - Vũng Tàu dịp này đón khoảng 499.730 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 11.834 lượt. Công suất phòng trung bình đạt 75-80%.
Ngành du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu 5 ngày nghỉ lễ đạt doanh thu gần 634 tỷ đồng.
Quảng Bình cũng phục vụ khoảng 250.000 lượt khách, với công suất phòng trung bình khoảng 85%. Địa chỉ du lịch với hệ thống hang động đặc biệt thu hút khách quốc tế này thu từ khách du lịch 282,5 tỷ đồng.
Kiên Giang với đảo Ngọc Phú Quốc nổi tiếng dịp này lượng khách đến lại giảm gần 10% so với cùng kỳ 2022, chỉ đón khoảng 264.938 lượt khách. Công suất phòng trung bình khá thấp, chỉ đạt 54%.
Đây cũng là địa chỉ duy nhất có tổng thu từ khách du lịch giảm 24,3% so với cùng kỳ, chỉ đạt trên 132,5 tỷ đồng.
Dịp lễ dài ngày này, Bình Thuận đón khoảng 160.000 lượt khách du lịch (tăng gấp 2 lần so với năm 2022), nhờ tuyến cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây khánh thành ngày dịp lễ 30/4. Công suất phòng trung bình của địa chỉ du lịch này đạt xấp xỉ 85-90%. Tổng thu từ khách du lịch của Bình Thuận ước đạt 230 tỷ đồng.
Thừa Thiên Huế cũng đón 99.000 lượt khách tham quan, lưu trú trong 5 ngày nghỉ lễ, trong đó có khoảng 36.300 lượt khách quốc tế. Công suất phòng tại Thừa Thiên Huế dịp này cũng đạt rất cao, trung bình đạt 85%. Tổng thu từ khách du lịch đạt 153 tỷ đồng.
Tại Sa Pa (Lào Cai) từ ngày 29/4-3/5, có 103.000 lượt khách tham quan với tổng doanh thu khoảng 335,194 tỷ đồng.
Tại Ninh Bình, ước tính dịp nghỉ lễ này, các điểm du lịch đón 342.708 lượt khách, trong đó có 24.338 khách quốc tế, công suất sử dụng phòng đạt từ 85-90%. Doanh thu du lịch khoảng 320 tỷ đồng.
Bình Định cũng thu hút lượng khách đạt 249.700 lượt. Tổng doanh thu khoảng hơn 257 tỷ đồng.
Cà Mau cũng bùng nổ với 222.771 lượt trong 5 ngày nghỉ lễ, tăng đột biến 267,6% so với cùng kỳ 2022 (83.000 lượt khách). Tổng thu du lịch tăng trên 210%, đạt 163 tỷ đồng...
Theo đánh giá của Tổng cục Du lịch, trong dịp nghỉ lễ dài ngày này, nhờ có sự chủ động chuẩn bị và tổ chức nhiều sự kiện có quy mô lớn của địa phương, doanh nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thúc đẩy nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, tham quan của du khách.
Trong đó, chương trình tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia Trụ sở HĐND và UBND TP.HCM được đánh giá rất cao, tạo hiệu ứng tốt. Sau 2 ngày, trụ sở HĐND và UBND TP.HCM đã đón tiếp hơn 1.500 lượt khách gồm người dân TP, du khách trong nước và khách quốc tế.
Đặc biệt, sản phẩm du lịch đường biển (tàu biển, du thuyền xuyên Việt, tour đảo) được du khách quốc tế ưa chuộng, lựa chọn cao. Với hình thức này, Saigontourist đã đón liên tục 10 đoàn khách quốc tế đến Việt Nam với hơn 5.000 du khách từ Đức, Pháp và các nước châu Á, để tham gia tour du thuyền xuyên vịnh. Vietravel phục vụ hơn 10.000 lượt khách quốc tế, chiếm 50% số lượng khách phục vụ trong kỳ nghỉ lễ, sản phẩm chủ đạo được lựa chọn là tour biển, tour du thuyền dài ngày…
Đây là tín hiệu tích cực cho thấy hoạt động du lịch tiếp tục duy trì được đà phục hồi, và đã hoàn toàn vượt qua khó khăn sau giai đoạn dịch bệnh.
Đáng chú ý, trong khi hầu hết các điểm đến đều có lượng khách tăng đột biến, các đường bay kín chỗ thì cũng có một số đường bay du lịch trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vắng khách, dù giá vé tại một số chặng bay đã giảm 10-15% so với trước đó.
Cụ thể, đường bay xuất phát từ Hà Nội vào ngày 28/4 đi Cam Ranh, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Tuy Hòa, Bình Định, có tỉ lệ đặt chỗ chỉ 65- 77%. Trong khi đó, các đường bay đi các điểm như Đồng Hới, Buôn Ma Thuột, Côn Đảo, Rạch Giá có tỷ lệ đặt chỗ trên 90%. Các đường bay đi Huế, Pleiku, Cần Thơ có tỉ lệ đặt chỗ trên 80%.
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là Việt Nam sẽ có điện từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), đánh dấu cột mốc quan trọng trong ngành năng lượng và năng lượng sạch, giảm phát thải carbon và chuyển đổi kinh tế xanh.
Việt Nam áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho cả bia và rượu ở mức 65% từ 1/1/2018, được xem là cao nhất thế giới. Tuy nhiên, có khả năng thuế này sẽ tăng nữa.
Các chuyên gia, doanh nghiệp cho rằng những thay đổi về mặt chính sách trong thời gian gần đây đã tạo điều kiện tốt hơn cho việc phát triển nhà ở xã hội, tuy nhiên cần có những cơ chế bứt phá mới để tăng nguồn cung thị trường.
Cột mốc 100.000 USD/1 Bitcoin đã đến rất gần vì giá loại tiền điện tử này tăng vô cùng chóng mặt thời gian gần đây trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump muốn Mỹ trở thành trung tâm tiền số của thế giới.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.