Theo ghi nhận của Thế Giới Tiếp Thị, mặc dù các tuyến đường kinh doanh đông đúc, nhiều nơi xe cộ nhích từng chút một nhưng tình hình kinh doanh tại các cửa hàng thời trang, phụ kiện không mấy khả quan. Khác biệt rõ nhất là ở phố thời trang Nguyễn Trãi sau 20 tháng Chạp, lượng xe cộ lưu thông rất lớn, người vui chơi Tết tấp nập nhưng các cửa hàng thì không mấy người mua sắm.
Thông thường, những ngày cận Tết là thời điểm kinh doanh tất bật nhất của các cửa hàng thời trang. Tuy nhiên theo chia sẻ của nhiều cửa hàng, lượng khách mua sắm, ghé vào cửa hàng đối lập so với khách đi xem, chụp hình Tết.
Chị Lê Thị Ngọc Phụng - chủ một cửa hàng thời trang đã kinh doanh được 10 năm, cho biết mặc dù đường phố nhộn nhịp, người qua kẻ lại nhiều nhưng không có nghĩa là các cửa hàng bán đắt khách. Thậm chí, Tết này chị Phụng còn không dám nhập nhiều, vì lo tồn kho.
Một số cửa hàng có nhiều xe dựng trước cửa nhưng hỏi ra mới biết chỉ là xe của nhân viên. Hầu hết các cửa hàng thời trang, phụ kiện từ trẻ em đến người lớn đều vắng bóng người mua.
Những ngày này, từ đoạn đường Nguyễn Trãi giao Trần Phú đến Trần Bình Trọng đều tấp nập cảnh xe cộ. Sau 20h, lượng xe cộ đổ về phố thời trang lớn nhất TP.HCM ngày càng đông. Trong khi đó, các cửa hàng cũng đã lên đèn rực rỡ, thêm nhiều chiêu hút khách.
Để duy trì cửa hàng, anh Nguyễn Quang Tuyền, chủ một cửa hàng thời trang áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng.
Theo anh Tuyền, lượng khách đến mua sắm đồ Tết năm nay giảm khoảng một nửa so với năm ngoái. “Người dân chỉ đi dạo thì nhiều, vào cửa hàng xem đã ít, mua đồ đi ra càng ít hơn. Tôi nghĩ do kinh tế khó khăn ảnh hưởng đến chi tiêu, và nhiều người cũng đã về quê sớm”, anh Tuyền nói.
Hầu hết các mặt hàng từ quần áo, giày dép đến các loại phụ kiện đều ế ẩm, treo biển giảm giá kéo khách. Nhiều cửa hàng phải xả hàng với giá rẻ.
Chị Nguyễn Thị Ánh thường xuyên đến phố thời trang Nguyễn Trãi sắm đồ. Chị cho biết năm nay đồ không đẹp bằng năm ngoái. “Năm nay có nhiều cửa hàng giảm giá hấp dẫn, nhưng khi đến lựa thì thấy vải không đẹp. Tôi đi từ 18h mà chỉ lựa được 1 chiếc áo cho chồng”, chị Ánh nói.
Ông Lương Văn Tú (nhân viên một cửa hàng) cho biết mặc dù Tết cận kề nhưng tình hình kinh doanh của các cửa hàng vẫn không có nhiều thay đổi. “Nhiều người ghé vào cửa hàng xem một chút rồi đi liền. Thông thường, những khách hàng đi bộ lại có tinh thần mua sắm cao hơn”, ông Tú nói.
Thời gian qua, giá thuê bất động sản bán lẻ có xu hướng tăng trưởng nhờ tình hình hoạt động tốt của các chuỗi thương hiệu F&B, trung tâm vui chơi trẻ em...
Là dự án trọng điểm quốc gia, tổ hợp hóa dầu Long Sơn (LSP) tại Vũng Tàu với tổng đầu tư hơn 5 tỷ USD phục vụ cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực huyện Bình Chánh (TP.HCM) đã ký phê duyệt 105 gói thầu đầu tư công có tỷ lệ tiết kiệm ngân sách ở mức dưới 1%, với nhiều gói trong đó chỉ có 1 đơn vị tham gia.
Công ty TNHH Giao nhận - Vận chuyển Quốc tế Trường Hải (THILOGI) thuộc THACO của ông Trần Bá Dương vừa đóng gói lô thiết bị xuất khẩu sang Khu liên hợp Snuol ở Campuchia. THILOGI dự kiến đến hết năm 2024 sẽ vận chuyển xuyên biên giới hơn 38.000 con bò và gần 44.000 tấn thức ăn chăn nuôi.
Nhiều quỹ mở đang đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt hiệu suất cao hơn nhiều so "thước đo" VN-Index của thị trường. Đặc biệt, có quỹ ghi nhận cao gấp đôi mức tăng của VN-Index.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Việt Nam tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng 8. Theo Tổng cục Thống kê, nguyên nhân chính là do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu của siêu bão Yagi (bão số 3).