Ba hiệp hội gồm Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam; Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam; Hiệp hội Đại lý, Môi giới và Dịch vụ hàng hải Việt Nam đã phát văn bản gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng để kêu cứu về khó khăn của các doanh nghiệp thành viên do việc cắt điện ở Hải Phòng gây ra.
Văn bản ngày 8-6 với ba con dấu, ba chữ ký của lãnh đạo ba hiệp hội than rằng tình trạng mất điện do sự cố, cắt điện luân phiên thường xuyên ở khu vực Hải Phòng những ngày qua đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung, trong đó có hoạt động của các cảng biển, hãng tàu.
Việc này đã gây rất nhiều khó khăn cho các cảng, tiềm ẩn rủi ro doanh nghiệp do phải đền bù thiệt hại rất lớn cho số ngày tàu nằm chờ tại cảng. Tình trạng này còn làm giảm sút nghiêm trọng chất lượng dịch vụ, xuống cấp nhanh chóng trang thiết bị, ảnh hưởng đến an toàn lao động và đặc biệt là nguy cơ bị mất khách hàng…
Ba hiệp hội còn cho rằng việc cắt điện thường xuyên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng cảng mà còn ảnh hưởng uy tín, chất lượng dịch vụ cảng biển Việt Nam so với khu vực, cũng như có thể dẫn đến mất niềm tin vào hệ thống an ninh năng lượng quốc gia.
Ba hiệp hội bày tỏ sự chia sẻ khó khăn tới ngành điện cả nước trong bối cảnh nhiều yếu tố bất thường của thời tiết giữa mùa hè nóng nực. Nhưng việc cắt điện cả theo kế hoạch và đột xuất đang có xu hướng gia tăng đang ảnh hưởng tiêu cực dòng chảy của nền kinh tế.
Do đó, các hiệp hội cho rằng hệ thống điện quốc gia cần có nguồn dự phòng. Trong hoàn cảnh thiếu điện còn kéo dài thì cần xem xét điều phối lại nguồn điện cho từng khu vực, ngành nghề một cách phù hợp, trong đó đặc biệt ưu tiên đảm bảo cung ứng điện cho các cảng luôn trong tình trạng sẵn sàng, liên tục 24/7.
Đối với trường hợp mất điện do sự cố, do sự kiện bất khả kháng, các hiệp hội đề nghị trong thời hạn 24 giờ cần thông báo cho các cảng, là bên mua điện, biết nguyên nhân, dự kiến thời gian cấp điện trở lại theo như quy định tại Điều 27 của Luật Điện lực.
Đồng thời, có văn bản giải trình gửi các cảng trong vòng 8 giờ ngay sau thời điểm khắc phục xong sự cố. Vì đây là cơ sở quan trọng để cảng thu xếp thông báo, giải trình, phối hợp làm việc với các khách hàng, hãng tàu.
Đối với trường hợp bắt buộc phải cắt điện nhưng không vì lý do khẩn cấp, cắt điện luân phiên, cắt điện để bảo trì bảo dưỡng lưới điện, văn bản do ba hiệp hội đồng ký gửi đề nghị cần có kế hoạch cụ thể, gửi cho các cảng trước thời điểm ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện ít nhất 5 ngày bằng cách thông báo trong 3 ngày liên tiếp trên phương tiện thông tin đại chúng và/hoặc gửi văn bản (ưu tiên) cho cảng theo quy định của Điều 27, Luật Điện lực.
Đồng thời ngành điện cần có giải pháp hỗ trợ, bù đắp thiệt hại cho cảng như hỗ trợ kinh phí đầu tư, chi phí duy trì hoạt động trạm biến áp, máy phát, bảo trì phương tiện; hỗ trợ kinh phí cho cảng trong trường hợp tàu phải nằm chờ tại cảng do mất điện; có chính sách trợ giá điện cho cảng để bù đắp các thiệt hại do cắt điện gây ra.
Những tấm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian trong ngày hết sức sống động khiến khách tham quan thích thú. Chủ nhân những bức ảnh là một nữ doanh nhân, bà có niềm yêu thích chụp mặt trời bất tận.
Nhiều loại thực phẩm nổi tiếng của Malaysia như tôm hùm viên, tàu hủ cá, cá trích sốt cà, đậu sốt cà, mì ăn liền, trà sữa, chocolate, nước ngọt… với giá ưu đãi đang được đồng loạt giới thiệu với người tiêu dùng.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2024 của Ngân hàng Eximbank hôm nay 28/11 đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc thay đổi địa điểm trụ sở chính.
1.571 hộ sống tại quận 8, TP.HCM bị ảnh hưởng bởi dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi sẽ được bồi thường, bố trí tái định cư đến nơi ở mới, "thoát cảnh" sống chung với ô nhiễm trong thời gian dài.
Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, An Giang vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.