2023 thật sự không phải một năm dễ dàng đối với Việt Nam. Nhưng Việt Nam đã khép lại năm 2023 một cách tương đối tích cực, để năm 2024 sẽ là năm Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Việt Nam đang chứng kiến hy vọng về triển vọng tăng trưởng tốt hơn trong thời gian tới. Những nội dung này có trong báo cáo vừa phát hành của HSBC. Định chế tài chính này cho rằng năm Giáp Thìn được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều hy vọng hơn cho Việt Nam.
Yếu tố quan trọng nhất là các dòng vốn FDI ổn định.
Cả tổng FDI và FDI mới trong năm 2023 đều gần đạt đến các mức cao trong lịch sử trước đây. Đặc biệt là FDI dạng đầu tư mới đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm, đạt khoảng 5% GDP. Đáng chú ý là FDI mới đổ vào sản xuất đã tăng lên mức cao mới đạt trên 15 tỷ USD, và 80% trong số đó tập trung vào lĩnh vực sản xuất.
Xét về nguồn FDI, HSBC cho rằng có một xu hướng thú vị rất đáng chú ý. Trong nhiều năm nay, Nhật Bản và Hàn Quốc đều là những nhà đầu tư lớn vào Việt Nam, nhưng hiện Trung Quốc cũng đang gia tăng đầu tư vào Việt Nam.
2024 là năm đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc đạt thị phần lớn nhất trong số các nhà đầu tư vào Việt Nam, cao hơn cả Nhật và Hàn Quốc. Tính chung lại, Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Macau đang chiếm gần một nửa dòng FDI mới của Việt Nam trong năm 2023. Phần lớn dòng vốn này vào điện tử, một lĩnh vực mà Việt Nam nhanh chóng trở thành một ngôi sao đang lên.
Đây cũng là lĩnh vực mà các dòng vốn FDI đa dạng hơn, cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài điện tử, các nhà đầu tư nước ngoài cũng ngày càng bị thu hút bởi thị trường tiêu dùng đầy hứa hẹn của Việt Nam, một xu hướng mà các tập đoàn Nhật Bản đã đón đầu từ sớm.
Năm 2023, sau vài lần điều chỉnh, HSBC dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam ở mức 5%. Mức dự báo được giữ nguyên trong hơn 6 tháng bất chấp kỳ vọng của thị trường đã điều chỉnh giảm xuống 4,6
Trong năm 2023, lạm phát của Việt Nam vẫn nằm trong mức kiểm soát, bình quân ở mức 3,3%. Mức này thấp hơn nhiều so với trần lạm phát 4,5% mà Quốc hội dự kiến. HSBC kỳ vọng lạm phát sẽ tiếp tục duy trì ở mức nhẹ trong năm 2024, dự báo ở mức 3,4%.
Cùng với đó là chính sách lãi suất được kỳ vọng giữ nguyên ở 4,5% trong suốt năm 2024.
"Chúng tôi tin rằng kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo đúng tiến độ, có khả năng lấy lại mức tăng trưởng thông thường 6% trong năm 2024. Khi các dòng vốn FDI tiếp tục gia tăng năng lực sản xuất, lĩnh vực sản xuất của Việt Nam sẽ có dấu hiệu phục hồi, mang lại cơ hội cho xuất khẩu", báo cáo của HSBC nhận định.
Một diễn biến quan trọng cần quan sát chặt chẽ trong năm 2024 chính là việc triển khai thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% đối với các tập đoàn đa quốc gia, có hiệu lực từ ngày 1/1, nhằm phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Tháng 10/2023, 135 nước đã nhất trí với giải pháp hai trụ cột, nhằm cải cách khung tính thuế quốc tế để giải quyết những thách thức từ việc đánh thuế trong lĩnh vực kinh tế số. Theo đó, các tập đoàn đa quốc gia với doanh thu tương đương 825 triệu USD, sẽ phải chịu mức thuế tối thiểu toàn cầu là 15%.
Liên minh châu Âu EU và một số quốc gia dự kiến triển khai từ năm 2024, còn các nước còn lại cũng thể hiện sẽ sẵn sàng áp dụng từ năm 2025.
HSBC cho rằng 122 công ty nước ngoài đang đầu tư tại Việt Nam sẽ đối diện với mức tăng vọt về chi phí thuế. Và chi phí này ước tính tạo ra nguồn thu ngân sách trị giá 600 triệu USD mỗi năm.
Số vốn đầu tư rất lớn, tới hơn 39 tỷ USD, sẽ cần cho TP.HCM hoàn thành 183km đường sắt đô thị vào năm 2035.
Với bảng giá đất điều chỉnh, các tuyến đường tại TP.HCM sẽ có mức giá mới tăng 4-38 lần. Trong đó, một số khu vực như huyện Hóc Môn có mức giá tăng đột biến.
Các cửa hàng thời trang, chợ truyền thống vắng vẻ vì người tiêu dùng có xu hướng mua hàng Trung Quốc qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới. Các doanh nghiệp may mặc cũng than trời trước làn sóng hàng siêu rẻ này.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đang sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, đóng nhiều loại thuế GTGT khác nhau. Vì vậy, nội dung của Khoản 3, Điều 15 trong Dự thảo sửa đổi Luật thuế GTGT là rất bất cập, tạo ra sự không công bằng đối với các doanh nghiệp cùng ngành nghề
Theo quyết định mới của UBND TP.HCM, 4 loại giấy tờ khác nhau có thể được sử dụng khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tổng cục Quản lý Thị trường (QLTT) vừa phối hợp với Cục QLTT TP.HCM tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh tại chợ Bến Thành tại Quận 1, TP.HCM và phát hiện nhiều hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ.