Đại hội đồng cổ đông thường niên Công ty CP Phân bón Bình Điền tổ chức ở TP.HCM ngày 28/4, đã thông qua chỉ tiêu kế, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp này trong năm 2023.
Năm 2023, Bình Điền đặt mục tiêu sản lượng sản xuất đạt 585.570 tấn (tăng 12% so với kết quả năm 2022), sản lượng tiêu thụ 585.570 tấn (tăng 15% so với kết quả thực hiện năm 2022).
Bình Điền đặt mục tiêu tổng doanh thu năm 2023 đạt 7.476 tỷ đồng (giảm 14% so với kết quả thực hiện 2022), lợi nhuận trước thuế hợp nhất 220 tỷ đồng (giảm 6% so với kết quả thực hiện 2022).
Ông Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch HĐQT Bình Điền, cho biết kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Bình Điền được xây dựng vào cuối năm 2022. Sang quý I/2023, kinh tế tiếp tục khó khăn và diễn biến khó lường nhưng doanh nghiệp vẫn giữ mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Tổng giám đốc Bình Điền Ngô Văn Đông đánh giá năm 2023, dự báo tình hình quốc tế và trong nước còn nhiều yếu tố bất lợi, như giá cả nông sản, phân bón không ổn định, thời tiết diễn biến phức tạp, bảo hộ mậu dịch, chiến tranh thương mại giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, đặc biệt là ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ngoài ra, theo ông Đông, việc Trung Quốc mở cửa thị trường đã và đang ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước.
Thông tin thêm với cổ đông, Tổng giám đốc Bình Điền Ngô Văn Đông cho biết quý I/2023 là một quý rất khó khăn với doanh nghiệp phân bón do giá phân bón xuống thấp, dẫn đến tâm lý chung là các đại lý không dám nhập hàng. Ông Đông cập nhật, quý I/2023, với kết quả hợp nhất, Bình Điền ghi nhận lỗ và mục tiêu năm 2023 đã đặt ra là rất thách thức.
Theo CEO Bình Điền, nhiều doanh nghiệp đã điều chỉnh kế hoạch kinh doanh nhưng với tinh thần vượt khó, ban lãnh đạo Bình Điền vẫn giữ nguyên kế hoạch. “Cổ đông nên động viên chúng tôi phấn đấu thực hiện”, ông Đông nói.
Dù vậy, bức tranh quý II/2023 có thể sáng hơn. Theo ông Đông, miền Nam nắng nóng, chuẩn bị vào mùa mưa và giá lúa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long rất tốt. Ông kỳ vọng đây là tín hiệu tích cực trong việc sử dụng và tiêu thụ phân bón.
“Quý II/2023, chúng tôi kỳ vọng lợi nhuận hợp nhất đạt 79 tỷ đồng, riêng công ty mẹ đạt 40 tỷ”, ông Đông nói với Thế giới Tiếp thị.
Trước bối cảnh khó khăn chung, đặc biệt là khó khăn với ngành phân bón, ban lãnh đạo Bình Điền cho biết năm 2023 sẽ theo sát diễn biến thị trường, để có những giải pháp linh hoạt, ứng phó kịp thời. Song song đó, duy trì và phát triển vững chắc các thị trường chiến lược, thị trường truyền thống, đồng thời mở rộng và đa dạng hóa thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước.
Bình Điền tập trung đẩy mạnh các sản phẩm cho vùng lúa, vùng bị ảnh hưởng hạn mặn, vùng đất phèn, các sản phẩm mang thêm nhiều giá trị gia tăng giúp nông dân canh tác hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Ban lãnh đạo Bình Điền cũng cho biết sẽ có chính sách hợp lý để phát triển thị trường mới nhưng chưa có kênh phân phối, chú trọng giữ vững thị trường trong nước và Campuchia, phát triển thị trường Lào và một số nước trong khu vực.
Về chiến lược sản phẩm, năm 2023, Bình Điền sẽ chú trọng phát triển dòng sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với biến đổi khí hậu, sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và định hướng phát triển nông nghiệp của Chính phủ.
Đáng chú ý, ngoài các sản phẩm thế mạnh hiện nay, Bình Điền cũng sẽ xem xét đưa vào sản xuất các sản phẩm mới mà công ty đã thử nghiệm thành công trong năm 2022.
Về khoa học công nghệ - môi trường, chủ sở hữu thương hiệu phân bón Đầu Trâu sẽ tiếp tục cảu tiến công nghệ, đổi mới và bố trí hợp lý thiết bị nhằm giảm thiểu tối đa chi phí sản xuất và chi phí quản lý để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Năm 2022, tổng doanh thu hợp nhất của Bình Điền đạt 8.721 tỷ đồng (đạt 136% so với kế hoạch), lợi nhuận trước thuế hợp nhất ghi nhận 234 tỷ đồng (đạt 117% kế hoạch năm).
Năm 2022 là một năm nhiều thách thức khi ảnh hưởng từ xung đột Nga - Ukraine, giá cả tăng cao và sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.
Tuy nhiên, Tổng giám đốc Bình Điền Ngô Văn Đông cho rằng với việc đề ra và thực hiện có hiệu quả các chính sách kinh doanh, thị trường, sản phẩm, cung ứng nguyên liệu cùng với uy tín của thương hiệu đã đưa công ty vượt qua khó khăn, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra.
Các huyện nông thôn mới tại TP.HCM đang tăng cường làm du lịch nông nghiệp - nông thôn. Du lịch đang giúp nông dân có thêm thu nhập, bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương và khiến vùng nông thôn thành phố trở thành nơi đáng sống.
Ngân hàng Standard Chartered nhận định kinh tế Việt Nam đang tốt hơn so với kỳ vọng của thị trường mặc dù tồn tại áp lực lên tăng trưởng GDP. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ tăng lãi suất cơ bản trong năm 2025.
Sở Y tế TP.HCM cho biết tình hình diễn biến bệnh sởi tại địa phương có xu hướng phức tạp lên. Vì vậy, cơ quan chức năng sẽ bổ sung thêm 2 nhóm đối tượng được tiêm chủng vaccine.
Để chuẩn bị cho cao điểm Tết sắp tới, Cục Hàng không cho biết đã điều kiện cho các hãng hàng không bổ sung đội tàu bay, tăng tham số giờ hạ, cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất… để tránh ùn tắc.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về ban hành giá vé của tuyến đường sắt đô thị số 1, Bến Thành - Suối Tiên. Theo đó, giá vé từ 6.000 – 20.000 đồng tùy chặng, tuỳ hình thức thanh toán.
Lãnh đạo TP.HCM chỉ đạo Sở GTVT cùng các cơ quan ban ngành liên quan tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư hơn 10.000 tỷ đồng.