Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại huyện Đông Anh là dự án trọng điểm quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thay thế cho Trung tâm Triển lãm cũ tại Giảng Võ. Trung tâm có quy mô 90 ha, thuộc Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới. Tổ hợp được dự báo sẽ là "kỳ quan mới" của Thủ Đô, khởi phát nền kinh tế "Expo" sôi động, sánh ngang với các tâm điểm giao thương toàn cầu.
Với tầm vóc khác biệt, Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ là điểm đến quốc tế cho các sự kiện thương mại, triển lãm hàng đầu toàn cầu, tương tự mô hình Dubai Expo của Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Frankfurt của Đức hay Fiera Milano của Italy... Đây là nền tảng quan trọng tạo môi trường quốc tế cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao lưu, kết nối, xúc tiến thương mại; đồng thời là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của Thủ đô Hà Nội.
Dự án tọa lạc ngay cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, tâm điểm của các huyết mạch giao thông quan trọng gồm đường bộ, hàng không và metro đã được quy hoạch. Công trình nhà triển lãm trong nhà là tâm điểm của tổ hợp, mang hình ảnh thần Kim Quy - một trong 4 tứ linh theo văn hóa phương Đông, gắn liền với truyền thuyết thần Kim Quy bảo hộ cho mảnh đất "địa linh nhân kiệt" Cổ Loa, Đông Anh.
Không gian triển lãm được kiến tạo dưới khối mai thần Kim Quy vững chãi, chia thành 9 phân khu với diện tích hơn 10.000m2/phân khu và sảnh chính rộng hơn 7.000m2. Phụ trợ cho không gian triển lãm trong nhà là các công trình chức năng được trang bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu tổ chức triển lãm trong mọi lĩnh vực ngành nghề. Xung quanh khu triển lãm là hồ nước và cây xanh, tạo ra không gian thư giãn ngoài trời trong lành.
Cộng hưởng với công trình nhà triển lãm chính là 4 khu Công viên triển lãm ngoài trời đáp ứng các hoạt động sự kiện, triển lãm, lễ hội, văn hóa du lịch quy mô lớn hoặc nhiều hoạt động diễn ra cùng lúc, với tổng diện tích 20,6 ha - lớn thứ 2 thế giới và lớn nhất Châu Á.
Phục vụ cho khu vực lõi triển lãm là hệ sinh thái những công trình phụ trợ đa dạng, bao gồm các khu vực thương mại, dịch vụ, văn phòng cao tầng, khách sạn quốc tế 5 sao... tạo nên một "thành phố giao thương quốc tế" sôi động suốt ngày đêm.
Việc khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại Đông Anh, cùng với thúc đẩy phát triển hệ thống các trung tâm thương mại, các cơ sở giáo dục, y tế, hệ thống hạ tầng cho xe điện, xe buýt điện..., Vingoup đang góp phần hiện thực hóa chiến lược đưa Hà Nội trở thành thành phố kết nối toàn cầu, "Xanh - Thông minh - Thanh bình - Thịnh vượng", là nơi đáng đến và lưu lại, đáng sống và cống hiến đến năm 2050.
Theo Tin tức
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã chứng khoán sàn HoSE: GVR) ghi nhận 0 đồng ở mục "Tài sản ngắn hạn khác" trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024 của tập đoàn nên phải đính chính lỗi này.
Những hành động nhằm giải quyết các nút thắt để thu hút dòng vốn FDI, cùng với việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Chính phủ là những yếu tố để tin tưởng vào sự tăng trưởng của bất động sản (BĐS) công nghiệp
Thời gian gần đây, một số đối tượng đã mạo danh công ty bất động sản để tặng voucher du lịch miễn phí, đánh vào tâm lý "nhẹ dạ" của người dân nhằm mục đích lừa đảo.
Ngân hàng HSBC vừa thông qua khoản tín dụng xanh đầu tiên của ngân hàng dành cho ngành thủy sản Việt Nam, một trong những lĩnh vực chủ chốt của kinh tế Việt Nam.
Ngày 14/11, Công ty Cổ phần Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, Hose: VNG) - thành viên Tập đoàn TTC được vinh danh tại Lễ tôn vinh doanh nghiệp có nhiều hoạt động cộng đồng ý nghĩa trong khuôn khổ chương trình Saigon Times CSR 2024 do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải về việc thành lập Ban chỉ đạo chuẩn bị khai thác sân bay Long Thành.