Thứ sáu, 26/04/2024

Gỡ vướng dự án, nhà đầu tư củng cố niềm tin

02/06/2023 1:00 PM (GMT+7)

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi vừa ký ban hành quyết định về việc kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM.



Gỡ vướng dự án, nhà đầu tư củng cố niềm tin   - Ảnh 1.

Thị trường bất động sản TP.HCM đang dần tăng nhiệt. Ảnh: Gia Linh

Tổ Công tác gồm: Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi làm Tổ trưởng; Phó Chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường làm Tổ phó thường trực; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai làm Tổ phó; các thành viên là lãnh đạo các sở, ngành. 

Nhiệm vụ của Tổ Công tác là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến các dự án đầu tư trên địa bàn TP.HCM do các sở, ban, ngành của thành phố đang thụ lý hồ sơ. Từ đó, đẩy nhanh tiến độ giải quyết hồ sơ, đảm bảo đúng trình tự và thời gian theo quy định pháp luật. 

Đồng thời, Tổ Công tác sẽ rà soát các dự án đầu tư chậm triển khai do các vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình chấp hành quy định pháp luật để có hướng xử lý theo đúng quy định pháp luật, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, gây mất mỹ quan đô thị và an toàn công trình. Rà soát nội dung bất cập, có sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc chung cho các dự án để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng. 

Trước đó, UBND TP.HCM đã báo cáo kết quả thực hiện các yêu cầu đề xuất kiến nghị đối với Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát, tháo gỡ khó khăn của các dự án bất động sản trên địa bàn. 

Gỡ vướng dự án, nhà đầu tư củng cố niềm tin   - Ảnh 2.

Nhiều chính sách gỡ vướng pháp lý được triển khai. Ảnh: Gia Linh

Báo cáo cho biết UBND TP.HCM đã chủ trì, tổ chức hợp với các Sở, ngành có liên quan để làm rõ các nội dung vướng mắc và chỉ đạo giải quyết 16/36 dự án theo danh mục mà do Tổ công tác gửi UBND TPHCM yêu cầu rà soát. 

Còn lại 20/36 dự án, UBND TP.HCM đã giao các Sở ngành tiếp tục rà soát pháp lý để tổng hợp, báo cáo UBND TP xem xét giải quyết cụ thể từng trường hợp một. 

 Đồng thời, thành phố cũng đang tập trung giải quyết các kiến nghị tháo gỡ của các dự án bất động sản do Hiệp hội bất động sản TP.HCM tổng hợp (khoảng 148 dự án, với 189 kiến nghị). Trong số đó có những dự án thuộc danh sách 36 dự án mà Tổ công tác đã gửi UBND TP.HCM yêu cầu rà soát. 

Trước loạt động thái tích cực từ nhà chức trách, thị trường bất động sản TP.HCM đã có nhiều chuyển biến tích cực. Điều dễ thấy nhất là một số doanh nghiệp đã được gỡ khó về cấp sổ hồng, giúp người dân an tâm hơn về vấn đề cấp giấy chứng nhận xác định chủ quyền nhà ở. 

Ngoài ra, với các dự án nhà ở hình thành trong tương lại, một số dự án đã bắt đầu nhộn nhịp thi công sau thời gian dài ngưng trệ. Nhiều đơn vị đã thực hiện chiến lược tái khởi động dự án để tranh thủ chiếm thanh khoản, hướng vào nhóm khách sẵn sàng tiền mặt, có tâm lí chờ mua bất động sản giá rẻ. 

Ông Phạm Phú Thanh (nhà đầu tư bất động sản) cho biết đã các chính sách về gỡ vướng pháp lý dù chưa thật sự gỡ được các vướng mắc nhưng đã có tác động nhất định đến thị trường, củng cố niềm tin của nhà đầu tư, góp phần "hâm nóng" thị trường. Đồng thời, người lao động có thể mong đợi chốn an cư trong thời gian tới khi nguồn cung sản phẩm nhà ở dồi dào hơn.. 

Gỡ vướng dự án, nhà đầu tư củng cố niềm tin   - Ảnh 3.

Nhà đầu tư kỳ vọng vào thị trường. Ảnh: Gia Linh


Ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho rằng những nỗ lực của UBND TP.HCM bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực, góp phần tăng cường niềm tin cho thị trường bất động sản. Đồng thời, ông Châu kỳ vọng thời gian tới phần lớn các dự án bị vướng thủ tục pháp lý sẽ được giải quyết, để ổn định thị trường. 

TS Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) đánh giá mặc dù giao dịch chưa thể sôi động ngay, nhưng có thể thấy thị trường đang dần có dấu hiệu vực dậy niềm tin. Sự vào cuộc của Chính phủ giúp tháo gỡ điểm nghẽn về pháp lý, tín dụng... dự báo thị trường bất động sản sẽ ấm lên từ quý 3/2023

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.

 Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Mưa bất ngờ làm giảm nhiệt thời tiết Nam bộ

Sáng nay, một số quận, huyện của TP.HCM bất ngờ có mưa. Tuy lượng mưa ít và nhanh chóng tạnh nhưng cũng làm giảm bớt thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong những ngày qua.