Lotte Group đến nay đã đầu tư khoảng 5 tỷ USD vào Việt Nam, thị trường được ông lớn này rất coi trọng bên ngoài Hàn Quốc. Lotte đang có khoảng 270 nhà hàng Lotteria cùng 15 siêu thị Lotte Mart tại Việt Nam. Tập đoàn này cũng đang triển khai dự án bất động sản phức hợp Eco Smart City trị giá 900 triệu USD tại Thủ Thiêm - TP.HCM.
Ngày mai, 22/9, chaebol Hàn Quốc này chính thức khai trương tổ hợp thương mại giải trí Lotte Mall West Lake Hà Nội, với vốn đầu tư lên tới 600 triệu USD, quy mô đến 354.000m2 sàn - tương đương 50 sân bóng đá. Lotte cho biết quy mô sàn này là "lớn chưa từng có" trong bối cảnh tập đoàn đang tập trung vào thị trường Việt Nam, sau khi rút khỏi Trung Quốc năm 2022.
"Dự án này phục vụ mục tiêu đưa Lotte Retail vượt ra ngoài Hàn Quốc để trở thành điểm đến mua sắm hàng đầu châu Á", ông Kim Sang-hyun, Phó Chủ tịch của Lotte Retail - chủ đầu tư dự án, nói với Business Korea.
Emart, thương hiệu bán lẻ số 1 xứ kim chi, đã nhượng quyền thương hiệu Emart tại Việt Nam với tập đoàn Thaco, cũng đang tăng tốc tại Việt Nam. Đại siêu thị Emart thứ 3 tại Việt Nam - Emart Phan Huy Ích, quận Gò Vấp, đang tăng tốc cho giai đoạn hoàn thiện, dự kiến khai trương trong thời gian sắp tới.
Emart mở đại siêu thị đầu tiên ở Việt Nam, cũng đặt tại quận Gò Vấp, vào cuối năm 2015. Tháng 10/2021, tập đoàn bán lẻ này hoàn tất hợp đồng nhượng quyền thương hiệu với Thaco của "vua ô tô" Trần Bá Dương, nhưng hai bên không công bố giá trị hợp đồng.
Tháng 11/2022, Thaco thông qua công ty con Thiso Retail khai trương Emart Sala tại Thủ Thiêm. Như vậy, cả ba khu Emart này đều ở TP.HCM.
Kế hoạch cho 2024 của Thaco là mở thêm 2 Emart mới tại hai dự án phức hợp, là Tây Hồ Tây (Hà Nội) và Biên Hòa - Đồng Nai.
Ông Dương từng cho biết mục tiêu đưa Emart sẽ trở thành thương hiệu bán lẻ hàng đầu thông qua chiến lược mở rộng thị trường: mạng lưới Emart Việt Nam đến năm 2026 sẽ gồm 14 địa điểm trải dài từ Bắc đến Nam.
Aeon, tập đoàn bán lẻ số 1 Nhật Bản, cũng xem Việt Nam là thị trường trọng điểm. Nhân dịp Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng tại Hiroshima, Nhật Bản tháng 5/2023, ông Akio Yoshida, Chủ tịch điều hành Aeon, nói với Thủ tướng rằng tập đoàn đã mang tới Việt Nam hơn 1,18 tỷ USD, là số vốn lớn nhất Aeon đầu tư trên thế giới (không tính ở Nhật).
Ông Yoshida cho biết có 6 trung tâm thương mại Aeon đang hoạt động tại Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Bình Dương, Huế; và theo kế hoạch sẽ phát triển khoảng 20 trung tâm thương mại tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.
Mới đây, ngày 18/9, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với lãnh đạo Aeon Mall Việt Nam, thuộc tập đoàn Aeon, về dự án Trung tâm thương mại tại Aeon TP.Biên Hòa. Phía Aeon khẳng định muốn triển khai dự án trong năm 2023, vì đây là dự án trọng điểm của họ.
Central Retail, ông trùm bán lẻ Thái Lan, cũng đang trong cuộc đua đầu tư mạnh mẽ tại thị trường Việt Nam.
Đến cuối tháng 6/2023, Central Retail sở hữu 52 trung tâm Nguyễn Kim kinh doanh hàng điện máy gia dụng, 38 đại siêu thị Go! và 39 cửa hàng thuộc các thương hiệu Tops market, Go!, và LanChi Mart.
Trong tháng 7, Central Retail khởi công dự án Trung tâm thương mại và đại siêu thị Go! Hà Nam, với tổng diện tích gần 13.000 m2 và dự kiến mở cửa vào năm sau.
Về vốn đầu tư, Central Retail đã công bố khoản đầu tư tổng cộng 1,45 tỷ USD trong 5 năm 2023 – 2027 vào Việt Nam, và có mặt tại 57 trong tổng số 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Báo cáo kinh doanh của đại gia Thái Lan cho thấy nửa đầu năm tại Việt Nam, Central Retail mang về 25.879 triệu baht (hơn 17.000 tỷ đồng) doanh thu. Trong đó, mảng thực phẩm đóng góp tới 14.900 tỷ đồng, điện tử-gia dụng hơn 2.700 tỷ đồng và mảng thời trang thu hơn 43 tỷ đồng.
Cũng chạy đua cho kịp mùa mua sắm cao điểm dịp cuối năm, tập đoàn Kido (tiền thân là Công ty cổ phần Kinh Đô) đang ráo riết chuẩn bị khai trương Hùng Vương Plaza tại số 126, Hồng Bàng, Phường 12, Quận 5, TP.HCM.
Hùng Vương Plaza có 7 tầng từ tầng 1 đến tầng 7, tổng diện tích sàn thương mại là 30.000 m2, diện tích cho thuê 25.000 m2. Kido ước tích trung tâm thương mại này sẽ đóng góp gần 250 tỷ đồng doanh thu mỗi năm cho tập đoàn.
Trung tâm này từng mang tên Parkson Hùng Vương Plaza do tập đoàn bán lẻ Parkson (Malaysia) thuê từ năm 2007, và là một trong những trung tâm thương mại lớn nhất thời kỳ đầu của Parkson tại Việt Nam. Cuối tháng 4/2023, công ty Parkson Việt Nam nộp đơn xin phá sản tự nguyện lên Tòa án Nhân dân TP.HCM, và Parkson rút khỏi thị trường Việt Nam.
Kido nắm 44% cổ phần trong Parkson Việt Nam nên đã quyết định thu hồi mặt bằng này, và cho giãn nợ, chi thêm 200 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu tại tòa nhà Hùng Vương Plaza lên 76,5%.
Tại tập đoàn Masan (Việt Nam), Công ty cổ phần dịch vụ thương mại tổng hợp WinCommerce thuộc Masan trong năm 2022 đã mở tới 730 cửa hàng WinMart+ và WIN mới.
Theo chia sẻ từ ban lãnh đạo, Masan Group (MSN) đã và đang tích cực thực hiện một loạt các sáng kiến để tăng doanh thu và lợi nhuận của WinCommerce (WCM).
Đầu tiên, có thể kể đến việc nâng cao năng suất bán hàng, bằng cách mở rộng mạng lưới. Nửa đầu năm 2023, WCM đã mở thêm 152 cửa hàng WinMart+ và 2 siêu thị WinMart, nâng tổng số điểm bán lên 3.511 địa điểm trên toàn quốc cho cả siêu thị mini và siêu thị.
6 tháng đầu năm nay, WCM đã chuyển đổi 124 cửa hàng WinMart+ ở khu vực nông thôn sang mô hình cửa hàng nông thôn chi phí thấp - WinMart+ Rural. 124 cửa hàng này đã đạt doanh thu/cửa hàng mỗi ngày tăng +30% so với hiệu suất trước khi chuyển đổi.
Đây là một cột mốc quan trọng trong chiến lược của WCM để gia tăng thị phần tại vùng nông thôn, nơi có 65% dân số Việt Nam sinh sống. WCM đặt mục tiêu chuyển đổi 676 cửa hàng WinMart+ và mở thêm 200 WinMart+ Rural mới trong nửa cuối năm 2023, để thúc đẩy tăng trưởng tại khu vực nông thôn.
WGSN, công ty dự báo xu hướng tiêu dùng toàn cầu, gọi Việt Nam là thị trường tăng trưởng trọng điểm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho đối các thương hiệu và nhà bán lẻ trong năm 2023. Theo WGSN, chỉ riêng thương mại điện tử tại Việt Nam đã có giá trị ước tính 49 tỷ USD vào năm 2025.
Theo Bộ Công Thương, ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% tổng ngân sách quốc nội GDP.
Trong đó, kênh bán lẻ truyền thống (chợ, cửa hàng tạp hoá) chiếm khoảng 75%; kênh hiện đại như siêu thị hay trung tâm thương mại chiếm khoảng 25%.
Tiềm năng ở kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam còn rất lớn vì tỷ lệ này ở Thái Lan là 48%, Phillipines 75% và Singapore 80%.
Bamboo Airways sẽ khai thác trở lại đường bay thường lệ tới Bangkok. Đây là động thái đầu tiên của hãng này sau một năm dừng bay thường lệ quốc tế, để tập trung tái cơ cấu.
Bộ Công an khởi tố, bắt giam ông Bùi Thanh Tân, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TP.HCM và 1 trưởng ban điều hành Dự án 4 thuộc ban này.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.