Bán vốn ngoại nửa đầu 2022
Hiện room ngoại tại OCB còn 10% và lãnh đạo Ngân hàng Phương Đông (OCB) cho hay, Ngân hàng đang đàm phán với đối tác ngoại để bán tiếp phần còn lại, chốt room ngoại theo quy định dưới trần 30%.
Vấn đề quan trọng còn lại là về giá nếu hai bên thống nhất được sẽ hoàn tất sớm thương vụ này trong nửa đầu năm 2022. Giá cổ phiếu OCB đã có sự tăng trưởng tích cực trong gần 1 năm qua kể từ khi niêm yết trên sàn HOSE ngày 28/1/2021.
Chốt phiên ngày 7/1/2022, giá cổ phiếu OCB đạt 26.900 đồng/cổ phiếu, tuy có điều chỉnh nhẹ trong tháng qua, nhưng tăng trên 46% trong một năm qua.
Chứng khoán Rồng Việt (VDBS) đánh giá kế hoạch phát hành riêng lẻ 70 triệu cổ phiếu sẽ là chất xúc tác cho giá cổ phiếu trong ngắn hạn, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2021 hoặc đầu năm 2022.
Trước đó, vào giữa năm 2020, OCB hoàn tất thương vụ bán 15% cổ phần cho đối tác Nhật là Ngân hàng Aozora (AOZ), đưa mức vốn điều lệ hiện hữu tăng từ 7.898 tỷ đồng lên 8.767 tỷ đồng.
Đây là thương vụ huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài thành công duy nhất trong năm 2020 thuộc lĩnh vực tài chính - ngân hàng, đặc biệt trong giai đoạn bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.
AOZ là ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Nhật Bản, được thành lập từ năm 1957, với quy mô tổng tài sản là 50 tỷ USD, độ bao phủ rộng trên thị trường quốc tế, đủ điều kiện giúp OCB về nhiều diện mặt và có các chiến lược phát triển tương đồng với OCB.
Với thỏa thuận hợp tác chiến lược này, AOZ cam kết đầu tư lâu dài tại OCB qua việc cử các chuyên gia tham gia vào hoạt động quản trị và điều hành, hỗ trợ phát triển kinh doanh, các hoạt động bán lẻ, quản lý rủi ro, nâng cao công nghệ, ngân hàng số.
Đồng thời, hai ngân hàng liên kết cung cấp dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại thị trường Việt Nam.
Một thương vụ bán vốn cho cổ đông ngoại đình đám nhất đang được thị trường chờ đợi đó là VPBank muốn điều chỉnh "room" ngoại từ 15% lên 17,5%, chuẩn bị phát hành cho cổ đông chiến lược nước ngoài
Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – VPB) vừa có Nghị quyết về việc chốt danh sách cổ đông để lấy ý kiến bằng văn bản.
Theo đó, VPBank chốt danh sách cổ đông trong ngày 7/1/2022 vừa qua để lấy ý kiến về việc điều chỉnh room ngoại tại VPBank từ 15% lên 17,5%/vốn điều lệ (là tỷ lệ đủ để VPBank có thể phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông chiến lược nước ngoài tối đa 15%/vốn điều lệ sau khi phát hành).
Kế hoạch bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài của VPBank được thị trường quan tâm trong thời gian qua, với kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho giá cổ phiếu VPB.
Tại ĐHĐCĐ thường thiên 2022, lãnh đạo VPBank cho biết, ngân hàng có thể dùng thêm cả lượng cổ phiếu quỹ đang có kết hợp với phát hành cổ phiếu mới để bán cho đối tác nước ngoài.
Tại cuộc trao đổi trực tuyến với nhà đầu tư trong quý III/2021, lãnh đạo nhà băng này cũng cho hay, dự kiến có thể hoàn tất kế hoạch này trong quý 1/2022. Nếu phát hành thành công, vốn chủ sở hữu của nhà băng này có thể đạt kỷ lục trên dưới 120.000 tỷ đồng.
Trước đó, VPBank chốt room ngoại ở mức 15% từ hồi tháng 5/2021, trong khi lúc này khối ngoại đang nắm giữ trên 20% vốn điều lệ ngân hàng.
Theo đó, từ tháng 5/2021 đến nay, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ra cổ phiếu VPB, đặc biệt bán mạnh trong 1 tháng trở lại đây. Riêng trong tuần 13-17/12/2021, khối ngoại đã bán hơn 35 triệu cp VPB, giá trị hơn 1.226 tỷ đồng. Dù liên tục "xả" mạnh thời gian qua, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vẫn chưa xuống dưới 15%.
Do đó, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, việc cân đối mức tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài là 17,5% thay vì 15% sẽ giải toả áp lực khối ngoại phải tiếp tục bán để hạ tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới.
Đối tác đang được đồn đoán là SMBC cũng chính là đối tác đã mua lại 49% vốn FE Credit với giá trị kỷ lục gần 1,4 tỷ USD. Theo lãnh đạo VPBank, thương vụ bán vốn VPBank cho đối tác ngoại cũng sẽ mang về giá trị tương đương thương vụ bán 49% vốn FE Credit.
Sau khi hoàn tất tái cơ cấu
Sacombank cũng cho hay, sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau hoàn tất tái cơ cấu trong 2022. Theo Chủ tịch HĐQT Sacombank ông Dương Công Minh, sau khi hoàn thành việc tái cơ cấu trong năm 2022, ngân hàng dự kiến bán 32,5% vốn cổ phần cho hai đối tác nước ngoài.
Cũng theo ông Minh, hiện Sacombank đang xin cơ chế để mua lại khoản 32,5% vốn cổ phần mà VAMC đang quản lý. Sau khi tất toán trái phiếu đặc biệt VAMC, Ngân hàng sẽ đưa về để bán đấu giá.
Tại kỳ đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2021 của Sacombank diễn ra quý II/2021 Chủ tịch Sacombank cho hay, giá đấu giá phải khoảng 33.000 - 34.000 đồng/cổ phiếu mới đủ để thu đủ vốn, lãi, lãi phạt, cao hơn so với giá cổ phiếu STB đang giao dịch trên thị trường (quanh 22.450 đồng/cổ phiếu tại thời điểm cuối tháng 4/2021) rất nhiều.
Tuy nhiên, trong thời gian từ cuối tháng 4/2021 đến nay giá cổ phiếu STB đã liên tục tăng và chốt phiên ngày 7/1/2022 đạt mức 31.950 đồng/cổ phiếu.
Chủ tịch Sacombank cũng cho hay, việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện của số cổ phần này là Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Nhưng theo người đứng đầu Sacombank, số cổ phiếu chiếm 32% vốn tại VAMC chắc phải giải quyết trong năm 2022.
Trước đó, tại ĐHCĐ thường niên 2021 của Sacombank, ông Nguyễn Tiến Đông, Chủ tịch VAMC cũng cho biết, trong tổng số khoản nợ Sacombank còn tồn đọng mà VAMC quản lý mới chỉ xử lý được một nửa.
Một nửa còn lại có xấp xỉ 10.000 là cổ phiếu của ông Trầm Bê cần xử lý thì hiện VAMC đã trình ban lãnh đạo, Chính phủ và NHNN. Dự kiến năm nay sẽ có trả lời chính thức về hướng xử lý khoản nợ xấu này.
Theo Chủ tịch VAMC, sau khi số cổ phiếu STB của ông Trầm Bê được xử lý sẽ tốt cho Sacombank hơn so với hiện tại. Người mua sẽ đưa tiền tươi thóc thật vào để tái cơ cấu và chăm chút cho Sacombank và đẩy mạnh phát triển.
Ông Dương Công Minh cho rằng, sau khi xử lý, ông chủ thực sự của số cổ phần trên sẽ xuất hiện, sẽ chăm lo cho Ngân hàng tương tự như ông đang chăm lo cho Sacombank hiện nay.
Năm 2021, Sacombank tiếp tục giữ lại lợi nhuận luỹ kế 6.496 tỷ đồng và không chia cổ tức, cho dù trước ĐHCĐ thường niên 2021 HĐQT Ngân hàng đã có tờ trình xin NHNN được chia cổ tức, song khó được chấp thuận.
Sacombank cho biết, sẽ tiếp tục thực hiện theo Đề án tái cơ cấu Sacombank sau sáp nhập đã được NHNN phê duyệt theo Quyết định số 34/QĐ-NHNN ngày 22/5/2017. Vì vậy, Ngân hàng cần tập trung mọi nguồn lực để xử lý nợ xấu, trích dự phòng.
Vì vậy, trước mong mỏi của cổ đông về cổ tức, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho hay, lãnh đạo ngân hàng cũng rất muốn chia cổ tức vì giá cổ phiếu đang rất tốt, nhưng vẫn phải chờ NHNN và quá trình tái cơ cấu thành công.
Chủ tịch HĐQT Sacombank hứa cố gắng 5 năm tái cơ cấu thành công và hy vọng trong năm 2022, Ngân hàng trở về trạng thái bình thường sẽ được quyền xin NHNN chia cổ tức.
Theo người đứng đầu Sacombank, dự kiến đến năm 2022 hoặc đầu năm 2023 có thể chia cổ tức. Bản chất vấn đề là tái cơ cấu, khi tái cơ cấu thành công mới xử lý các vấn đề khác như chia cổ tức, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược.
Việt Nam giờ đây đóng vai trò quan trọng tại khu vực Đông Nam Á trong hệ thống sản xuất và cung ứng vật liệu nhựa hiện đại của tập đoàn Pearl Polyurethane Systems (Pearl) từ Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất - UAE.
Công nghệ plasmacluster ion được chứng minh có thể cải thiện hiệu suất lái xe, bao gồm giảm khoảng cách dừng khi có sự cố đột ngột, đánh lái mượt mà hơn và giảm buồn ngủ cho các tài xế ô tô.
Đánh dấu kỷ niệm 10 năm tổ chức, Vietnam Foodexpo 2024 tiếp tục là cuộc trình diễn lớn của ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam, nơi tôn vinh giá trị thương hiệu quốc gia của thực phẩm Việt Nam
Trong số các dự án giải ngân dưới 30% vừa được Bộ Tài chính công bố, nhiều dự án vẫn chưa giải ngân được đồng nào.
Việc đánh thuế bất động sản thứ hai được cho là chưa phù hợp trong bối cảnh hiện tại, khi giá nhà leo thang từng ngày. Theo đó, nhiều giải pháp được doanh nghiệp và chuyên gia “hiến kế” nhằm giảm giá nhà trong ngắn hạn và dài hạn.
Vàng đang lên giá từng ngày, nhưng người có vàng chưa chắc đã vui nếu họ mua tích trữ từ nhiều năm trước và không may bị mất hóa đơn. Nhiều trường hợp chỉ vì mất hoá đơn mà bây giờ khó bán lại được.