Thứ tư, 01/05/2024

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ người vay

01/12/2023 4:19 PM (GMT+7)

Làm ngân hàng thì "ai cũng thích cho vay", không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng hiện tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng nên giải ngân tín dụng là "bài toán khó". Hiên ngân hàng đang còn khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chủ trì với các ngân hàng, về điều hành tăng trưởng tín dụng trong thời gian cuối năm 2023, tính đến ngày 23/11/2023, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,38% so với cuối tháng 12 năm ngoái. Hiện dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ người vay - Ảnh 1.

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ giải ngân ra nền kinh tế đến cuối năm 2023. Ảnh: TL

Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu… dù Ngân hàng Nhà nước điều hành khá hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay đã hạ sâu so với năm 2022. Các ngân hàng thương mại cũng đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, chủ động tìm kiếm khách hàng,… nhưng việc giải ngân vẫn khó khăn.

Tham gia cuộc họp, đại diện các ngân hàng thương mại cùng chung ý kiến cho rằng trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tín dụng suy giảm, mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm 2023 cũng cao hơn trước, ở mức 14,5%.

Từ nay tới cuối năm, các ngân hàng sẽ tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước, rà soát lại khách hàng để nỗ lực đẩy mạnh cho vay, nhằm đạt mục tiêu cao nhất.

Về vốn, các ngân hàng cho rằng hiện không thiếu, nhưng để bơm cho nền kinh tế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, thì không chỉ ở khâu điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng, mà còn ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Thực tế cho thấy, khi thị trường khó khăn như hiện nay, với những khách hàng tốt, các ngân hàng "tranh nhau để cho vay". Nhưng người có khả năng vay và trả thì không có nhu cầu, bởi nếu vay vốn sản xuất mà để tồn kho thì rất nguy hiểm. Còn nhóm khách hàng cần vốn thì ngân hàng phải thận trọng, vì phòng ngừa rủi ro.

Ngân hàng còn 735.000 tỷ đồng chờ người vay - Ảnh 2.

Ngân hàng cho rằng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp tốt thì ngân hàng tranh nhau cho vay, nhưng cũng rất nhiều doanh nghiệp cần vốn thì không vay được. Ảnh minh họa: VGP

Đại diện các ngân hàng chia sẻ, làm ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại thì "ai cũng thích cho vay", không cho vay được là "thất nghiệp". Nhưng trong bối cảnh hiện nay, khi tất cả các phân khúc khách hàng đều bị ảnh hưởng thì giải ngân tín dụng là "bài toán khó".

Để giải ngân tín dụng, theo các ngân hàng thương mại, cần có giải pháp đồng bộ, sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp, để nâng cao khả năng hấp thụ vốn.  Ngân hàng đề nghị tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể hơn, nhất là giải quyết những vướng mắc pháp lý liên quan tới các dự án bất động sản; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, có các giải pháp kích cầu tiêu dùng trong nước, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023, tăng trưởng tín dụng không đạt được như mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 14,5% dù Chính phủ, Thủ tướng hết sức quan tâm đến công tác điều hành chính sách tiền tệ, để bơm vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Đề nghị các ngân hàng thương mại tiếp tục phản ánh, để Ngân hàng Nhà nước cũng như Thủ tướng nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó có những giải pháp điều hành hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu.

Trong thời gian còn lại của năm 2023, Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, nỗ lực hơn nữa tìm giải pháp điều hành, cấp tín dụng cho nền kinh tế, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên theo quy định và bảo đảm an toàn hệ thống; phấn đấu tăng trưởng tín dụng bình quân toàn hệ thống năm 2023 khoảng 14%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Người dân trở lại TP.HCM sau lễ: Phía Đông thoáng, kẹt xe hướng miền Tây

Trong khi cửa ngõ phía Tây ùn ứ cục bộ, phương tiện nhúc nhích từng chút thì cửa ngõ phía Đông TP.HCM lại khá "dễ thở".

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Diễn biến mới của thị trường nhà ở phía Nam

Thị trường nhà ở phía Nam bắt đầu đón nhận những tín hiệu tín hiệu tích cực nhờ động thái mới của các chủ đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đảm bảo pháp lý.

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Du lịch làm lực đẩy cho bán lẻ hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng

Nhờ đóng góp của ngành du lịch, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 năm nay tăng 2% so với tháng 3 và tăng 9% so với tháng 4/2023, theo Tổng cục Thống kê.

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Người sáng lập Ngân hàng ACB qua đời

Ông Trần Mộng Hùng, nhà sáng lập ACB và Chủ tịch HĐQT đầu tiên của ngân hàng này, vừa mất. Ông Hùng là cha của ông Trần Hùng Huy, Chủ tịch HĐQT ACB hiện nay.

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Đây là lĩnh vực hút hơn 3/4 vốn FDI qua 4 tháng

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, một phần lớn được dồn vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

TP.HCM: Đúng đối tượng mới được mua nhà ở xã hội

Lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị phối hợp, tăng cường chế độ hậu kiểm người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội để hạn chế phát sinh tiêu cực.