Chủ nhật, 23/06/2024

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

23/05/2024 7:57 AM (GMT+7)

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng vừa có báo cáo thông tin về kết quả công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Báo cáo đề cập tiến độ mới nhất trong công cuộc tái cơ cấu của 3 ngân hàng mua bắt buộc và các ngân hàng yếu kém như SCB hay ngân hàng Đông Á.

Trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc; kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á

Đối với các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong năm 2023, NHNN triển khai các giải pháp xử lý các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt (trong đó bao gồm 3 ngân hàng mua bắt buộc) theo chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền.

Theo đó, NHNN đã báo cáo các cấp có thẩm quyền phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt và phương án xử lý cụ thể đối với từng ngân hàng. Đến nay, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết quyết định chủ trương chuyển giao bắt buộc của 3 ngân hàng mua bắt buộc.

Hiện NHNN đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định tại Luật Các TCTD (đã sửa đổi, bổ sung) để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng này.

Cũng theo Thống đốc, hiện NHNN tiếp tục thực hiện kiểm soát đặc biệt đối với NHTMCP Đông Á, SCB; giám sát tăng cường theo quy định đối với NHTMCP Quốc Dân.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thông tin

3 ngân hàng mua bắt buộc.

Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước (Vietcombank, VietinBank, BIDV và Agribank), báo cáo gửi tới đại biểu Quốc hội, Thống đốc nêu rõ: Nhóm nhà băng này tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống các TCTD cả về quy mô vốn, tài sản, huy động vốn và tín dụng.

Các NHTM nhà nước tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc thu hồi nợ, sử dụng dự phòng rủi ro...; đẩy mạnh cơ cấu lại mạng lưới kênh phân phối, trong đó ưu tiên phục vụ khu vực nông nghiệp, nông thôn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Trong khi đó, các NHTMCP đang tích cực hoàn thiện, triển khai thực hiện theo phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Theo đó, về cơ bản, các NHTMCP đều đang tập trung củng cố, chấn chỉnh toàn diện trên các mặt tài chính, quản trị và hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh năng lực cạnh tranh.

Các ngân hàng đã tích cực tăng trưởng, mở rộng quy mô, đẩy mạnh tín dụng, huy động vốn, tích cực cải thiện khả năng chi trả và các chỉ số an toàn lành mạnh tài chính.

Bên cạnh đó, các NHTMCP cũng nỗ lực, tích cực xử lý nợ xấu, tăng cường các biện pháp kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; phát triển dịch vụ thanh toán, dịch vụ phi tín dụng khác và mở rộng dịch vụ bán lẻ, tín dụng tiêu dùng.

Đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, trong đó tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại (dịch vụ thanh toán, ngoại hối, đầu tư,...).

Đối với các TCTD phi ngân hàng, thời gian qua, NHNN đã chỉ đạo các TCTD thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 689, đồng thời chỉ đạo TCTD thực hiện đánh giá toàn diện thực trạng tài chính, tồn tại khó khăn, vướng mắc, đề xuất lộ trình, giải pháp xử lý, xây dựng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

Đối với các TCTD phi ngân hàng yếu kém, Thống đốc thông tin: Hiện NHNN đã phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị liên quan rà soát để tham mưu cấp có thẩm quyền về phương án xử lý.

Đối với các TCTD nước ngoài, NHNN tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát đối với TCTD nước ngoài để bảo đảm các TCTD nước ngoài hoạt động an toàn, đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, khuyến khích các TCTD nước ngoài tham gia hỗ trợ xử lý các vấn đề khó khăn, yếu kém của các TCTD trong nước; khuyến khích các TCTD nước ngoài đi đầu trong việc phát triển và áp dụng các công nghệ hiện đại, đưa các sản phẩm, dịch vụ mới tới thị trường Việt Nam.

Đối với TCTD nước ngoài hoạt động kém hiệu quả, rủi ro cao hoặc chưa đáp ứng chuẩn mực an toàn được cảnh báo kịp thời và yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn như tăng vốn điều lệ, xử lý nợ xấu.

Hiện nay, các TCTD nước ngoài đang tích cực triển khai phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng thông tin

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng.

Khó khăn, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhìn nhận một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đó là, việc tìm kiếm, đàm phán NHTM đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu TCTD yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các NHTM và cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

Cơ chế chính sách, nguồn lực tài chính để xử lý TCTD yếu kém nói chung và để xây dựng phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng mua bắt buộc và NHTMCP Đông Á nói riêng còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài.

Việc phối hợp, tham gia ý kiến của các bộ, ngành liên quan còn kéo dài do việc xử lý các ngân hàng yếu kém phức tạp, chưa có tiền lệ.

Năng lực một số cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế trong điều kiện áp lực xử lý khối lượng công việc lớn, phức tạp, yêu cầu khẩn trương về tiến độ (vừa thực hiện công tác thanh tra, giám sát vừa thực hiện công tác cơ cấu lại ngân hàng yếu kém).

Trong thời gian tới, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các TCTD yếu kém.

Theo đó, tiếp tục rà soát nghiên cứu tham mưu sửa đổi, bổ sung văn bản liên quan để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý triển khai Luật Các TCTD năm 2024.

Đồng thời, chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc hoàn chỉnh phương án chuyển giao bắt buộc theo đúng quy định của pháp luật và chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, trình Chính phủ phê duyệt và triển khai thực hiện.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

VinFast thành lập trụ sở ở thành phố nhà giàu Dubai

VinFast thành lập trụ sở ở thành phố nhà giàu Dubai

VinFast đang đặt kỳ vọng lớn tại thị trường Trung Đông với trụ sở đặt tại thành phố Dubai.

Dân và doanh nghiệp hưởng lợi khi Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực

Dân và doanh nghiệp hưởng lợi khi Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Các chuyên gia cũng nhận định Luật Đất đai 2024 đã hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp tạo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan.

Tiêu thụ điện lại vượt kỷ lục, EVN cảnh báo người dân về thói quen khó bỏ

Tiêu thụ điện lại vượt kỷ lục, EVN cảnh báo người dân về thói quen khó bỏ

EVN đề nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm để trở thành thói quen, trong đó đề nghị người dân triệt để tiết kiệm điện giờ cao điểm (11 giờ đến 15 giờ; 19 giờ đến 23 giờ trong ngày và chỉ bật điều hoà ở mức 26-27 độ C trở lên.

TP.HCM đề xuất nhà riêng lẻ chỉ được xây tối đa 1 tầng hầm

TP.HCM đề xuất nhà riêng lẻ chỉ được xây tối đa 1 tầng hầm

Để quản lý quy hoạch không gian xây dựng ngầm, TP.HCM đề xuất đối với các trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân chỉ cho phép xây 1 tầng hầm.

Hóa giải điểm nghẽn, thêm nhiều giải pháp phù hợp cho phát triển TP.HCM giai đoạn mới

Hóa giải điểm nghẽn, thêm nhiều giải pháp phù hợp cho phát triển TP.HCM giai đoạn mới

Quy hoạch TP.HCM tận dụng tối đa các cơ hội, hóa giải những thách thức (thể chế, sập lún, ngập lụt, ùn tắc giao thông); xác định rõ điểm nghẽn, nguyên nhân dẫn đến hạn chế sự phát triển trong thời gian qua để có giải pháp phù hợp.

Đến Đức xem Euro 2024 theo kiểu 'nhà nghèo'

Đến Đức xem Euro 2024 theo kiểu 'nhà nghèo'

Các cổ động viên (CĐV) bóng đá có ngân sách eo hẹp đang tìm cách tận hưởng Euro 2024 với chi phí thấp nhất. Họ được đậu xe miễn phí trong các khu rừng, mua những thùng bia siêu thị để uống tại các khu fanzone (khu vực dành cho người hâm mộ) và chọn ngủ đêm dưới bạt để khỏi phải trả tiền khách sạn.