Chủ nhật, 23/06/2024

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

20/05/2024 11:03 AM (GMT+7)

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt- Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đọc báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023; Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2023 trước Quốc hội (Ảnh: VPQH.VN)

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.

Sáng nay 20/5, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội họp phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV, thừa uỷ quyền của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã đọc Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024.

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: DongABank, CB, Đại Dương Oceanbank, GPBank. Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt. 

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống

Đánh giá về tình hình kinh tế thời gian qua, Phó Thủ tướng cho biết, tăng trưởng kinh tế đạt 5,05% (số đã báo cáo đạt trên 5%), thấp hơn mục tiêu đề ra, nhưng ở mức cao trên thế giới và khu vực. Quy mô nền kinh tế đạt 430 tỷ đô, bước vào nhóm các nước trung bình cao, lạm phát kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tăng 3,25% (số báo cáo tăng khoảng 3,5%).

Thị trường tiền tệ, ngoại khối cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất giảm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 1,75 triệu tỷ đồng, vượt 8,2%, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo đảm an sinh xã hội và các nhiệm vụ cấp thiết khác.

Nhiều chính sách, giải pháp được thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả để hỗ trợ nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân; bội chi ngân sách nhà nước khoảng 3,5% GDP, dư nợ công khoảng 37% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng 34% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trần và ngưỡng cảnh báo,…

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động nhanh, phức tạp và khó lường, những kết quả đạt được của năm 2023 là rất đáng ghi nhận, trân trọng và tự hào. Tuy nhiên, nước ta vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Tăng trưởng kinh tế chưa đạt mục tiêu đề ra. Hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp cận tín dụng còn nhiều khó khăn. Tốc độ tăng năng suất lao động chưa đạt yêu cầu; thủ tục đầu tư kinh doanh còn rườm rà.

Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa chuyển biến rõ nét. Chấp hành kỷ luật, kỷ cương của một bộ phận cán bộ, công chức còn chưa nghiêm. An ninh, trật tự an toàn xã hội, tội phạm ở một số địa bàn còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Thiên tai, hạn hán, bão lũ, xâm nhập mặn, thời tiết cực đoan, sạt lở đất tiếp tục diễn biến khó lường, gây hậu quả nặng nề.

Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội được đẩy mạnh, nhất là các công trình hạ tầng giao thông, năng lượng quan trọng, trọng điểm quốc gia. Công tác quy hoạch tiếp tục được chú trọng triển khai; có 110/111 quy hoạch đã hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt; hầu hết quy hoạch ngành, lĩnh vực, tỉnh được phê duyệt, công bố và tổ chức thực hiện, đặc biệt là đã phê duyệt toàn bộ 06 quy hoạch vùng KTXH và trình Quốc hội phê duyệt Quy hoạch không gian biển quốc gia.

Lãnh đạo Chính phủ khẳng định, mục tiêu và hành động của Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chăm sóc người có công với cách mạng, giảm nghèo, nâng cao đời sống Nhân dân; hỗ trợ người dân đón Tết an toàn, lành mạnh, đầm ấm, mọi nhà đều có điều kiện vui Xuân đón Tết.

Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh, y tế cơ sở, y tế dự phòng tiếp tục được nâng lên; làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Cơ bản bảo đảm thuốc, vật tư y tế và vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt- Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái (Ảnh: Quochoi.vn).

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế có nhiều đổi mới, được tập trung nguồn lực thực hiện. Nghiêm túc triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, hoàn thiện, trình Quốc hội các dự án luật tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 và Kỳ họp thứ 7 khóa XV, bảo đảm tiến độ, chất lượng.

Về tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định, sức ép chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô còn cao, nhất là trong kiểm soát lạm phát, điều hành lãi suất, tỷ giá; tăng trưởng tín dụng còn thấp ; giá vàng thế giới và trong nước biến động mạnh.

Tăng trưởng kinh tế mặc dù đạt kết quả khá nhưng còn đối mặt với nhiều thách thức. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân gặp nhiều khó khăn.

Sản xuất công nghiệp phục hồi còn chậm. Sản xuất nông nghiệp, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gặp nhiều khó khăn do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài và nặng nề hơn. Thị trường bất động sản phục hồi chậm, tiến độ triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu.

Tiến độ một số dự án cao tốc, giao thông trọng điểm, giải phóng mặt bằng còn chậm. Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn. Thiên tai, dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, cháy rừng, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tội phạm ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao còn diễn biến phức tạp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng nêu những nguyên nhân của tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm; đồng thời trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới.

Theo đó, tình hình thế giới, khu vực thời gian tới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tạo thách thức, áp lực lớn lên chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế-xã hội nước ta.

Trong nước, khó khăn, thách thức và thời cơ, thuận lợi đan xen, trong đó khó khăn, thách thức nhiều hơn, đòi hỏi chúng ta phải quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, đẩy mạnh tăng tốc, bứt phá để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 và Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.

Phó Thủ tướng Chính phủ nêu rõ quan điểm chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là quán triệt và thực hiện nghiêm Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội. Phát huy tinh thần chủ động, tích cực, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm; bảo đảm linh hoạt, kịp thời, hiệu quả trong chỉ đạo điều hành. Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra.

Về phương hướng nhiệm vụ, Phó Thủ tướng đề nghị tăng cường đoàn kết, thống nhất; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát; giữ gìn kỷ luật, kỷ cương hành chính. Trong mọi trường hợp phải bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh; tăng cường đối ngoại, hội nhập quốc tế và đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội; động viên, cổ vũ, khơi dậy tinh thần yêu nước, khát vọng vươn lên của doanh nghiệp, người dân và toàn xã hội. 

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Dân và doanh nghiệp hưởng lợi khi Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực

Dân và doanh nghiệp hưởng lợi khi Luật Đất đai 2024 sớm có hiệu lực

Luật Đất đai 2024 được Quốc hội khóa XV thông qua đã thể chế hóa nhiều chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Các chuyên gia cũng nhận định Luật Đất đai 2024 đã hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp tạo quyền lợi cho người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan.

Tiêu thụ điện lại vượt kỷ lục, EVN cảnh báo người dân về thói quen khó bỏ

Tiêu thụ điện lại vượt kỷ lục, EVN cảnh báo người dân về thói quen khó bỏ

EVN đề nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm để trở thành thói quen, trong đó đề nghị người dân triệt để tiết kiệm điện giờ cao điểm (11 giờ đến 15 giờ; 19 giờ đến 23 giờ trong ngày và chỉ bật điều hoà ở mức 26-27 độ C trở lên.

TP.HCM đề xuất nhà riêng lẻ chỉ được xây tối đa 1 tầng hầm

TP.HCM đề xuất nhà riêng lẻ chỉ được xây tối đa 1 tầng hầm

Để quản lý quy hoạch không gian xây dựng ngầm, TP.HCM đề xuất đối với các trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân chỉ cho phép xây 1 tầng hầm.

Hóa giải điểm nghẽn, thêm nhiều giải pháp phù hợp cho phát triển TP.HCM giai đoạn mới

Hóa giải điểm nghẽn, thêm nhiều giải pháp phù hợp cho phát triển TP.HCM giai đoạn mới

Quy hoạch TP.HCM tận dụng tối đa các cơ hội, hóa giải những thách thức (thể chế, sập lún, ngập lụt, ùn tắc giao thông); xác định rõ điểm nghẽn, nguyên nhân dẫn đến hạn chế sự phát triển trong thời gian qua để có giải pháp phù hợp.

Đến Đức xem Euro 2024 theo kiểu 'nhà nghèo'

Đến Đức xem Euro 2024 theo kiểu 'nhà nghèo'

Các cổ động viên (CĐV) bóng đá có ngân sách eo hẹp đang tìm cách tận hưởng Euro 2024 với chi phí thấp nhất. Họ được đậu xe miễn phí trong các khu rừng, mua những thùng bia siêu thị để uống tại các khu fanzone (khu vực dành cho người hâm mộ) và chọn ngủ đêm dưới bạt để khỏi phải trả tiền khách sạn.

Người thành phố tranh thủ cuối tuần đi mua sắm tại hội chợ

Người thành phố tranh thủ cuối tuần đi mua sắm tại hội chợ

Tại Hội chợ, triển lãm giống, nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM lần 10 có các mặt hàng như tỏi đen, chuối già Nam Mỹ, bưởi da xanh... để người dân có thể mua sắm.