Đây là nhận định của ông Gregory Testerman, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Mỹ (AmCham) tại Việt Nam.
Năng lượng đang là lĩnh vực thu hút cộng đồng doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam. "Đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng, vì mới đây, trong tháng 5/2023, Việt Nam đã phê duyệt Quy hoạch Điện VIII (PDP VIII) trong nỗ lực hướng tới trung hòa carbon (Net zero) vào năm 2050", Chủ tịch AmCham Việt Nam cho biết.
"Điều này thực sự là tin vui đối với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ. Vì PDP VIII khẳng định Việt Nam cam kết không chỉ mở rộng các nguồn cung cấp năng lượng để thúc đẩy nền kinh tế trong nước, mà còn cam kết đối với năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng gió, năng lượng mặt trời", ông Gregory Testerman nói thêm.
Ông Testerman khẳng định rất nhiều nguồn vốn đang chờ ở Mỹ để đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng, và chính PDP VIII sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho họ.
"Ngoài ra, chúng tôi rất biết ơn những nỗ lực của Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và nhiều cán bộ của TP.HCM, trong việc phát triển TP.Thủ Đức thành một trung tâm công nghệ cao, trung tâm tài chính và ngân hàng mang tầm khu vực", ông Testerman chia sẻ.
Chủ tịch AmCham cho biết TP.HCM đã bắt đầu phát triển các khu dân cư dành cho người nước ngoài sắp chuyển đến đây sinh sống cùng gia đình.
Đến nay, tập đoàn sản xuất chip hàng đầu thế giới Intel đã đầu tư 1,5 tỷ USD vào Việt Nam, với nhà máy đặt tại Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) tại TP.Thủ Đức.
Intel đã có kế hoạch tăng vốn đầu tư tại Việt Nam trong nỗ lực tiếp tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng, nhưng chưa chính thức công bố con số. Sản xuất chip bán dẫn được xem là ngành cao nhất trong khối công nghệ cao và chính "đại bàng" Intel là người mở đường cho các công ty bán dẫn khác đến đầu tư tại Việt Nam.
Lý giải về tầm quan trọng của khu vực TP.HCM đối với các công ty Mỹ, ông Testerman cho biết AmCham có tới 550 công ty thuộc nhánh AmCham TP.HCM. 550 công ty này có hơn 2.000 hội viên đại diện, tất cả đều rất hào hứng về tiềm năng phát triển của thành phố. Ông nhấn mạnh đây là điều đang thu hút rất nhiều nguồn đầu tư từ Mỹ.
Bên cạnh năng lượng sạch và công nghệ cao, doanh nghiệp Mỹ cũng chú trọng đến y tế.
"Theo tôi, các công ty Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam rất nhiều kiến thức chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ. Họ đã và đang làm như vậy và họ rất phấn khích để tiếp tục trong tương lai", Chủ tịch AmCham cho biết.
Với tư cách đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam, ông Testerman nêu lo ngại: "Tôi đã nghe từ các hội viên AmCham, rằng lĩnh ở Việt Nam mất rất nhiều thời gian để được phê duyệt những dược phẩm và các loại thuốc mới, dù đã được phê duyệt ở các nước khác. Đôi khi quá trình này kéo dài rất lâu so với các quốc gia khác, đặc biệt đối với các loại đã được phê duyệt ở hàng chục quốc gia. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị Việt Nam nên rút ngắn thời gian này".
Về tổng vốn FDI từ Mỹ, chủ tịch AmCham cho biết theo số liệu cuối năm 2022, đã có hơn 1.200 dự án được phê duyệt thực hiện tại Việt Nam với hơn 11 tỷ USD vốn đầu tư.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.