Thứ năm, 21/11/2024

Nước mắm nhỉ cá linh vươn tầm OCOP

29/05/2024 2:43 PM (GMT+7)

Vừa được phân hạng đánh giá Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2023, nước mắm nhỉ cá linh của anh Nguyễn Văn Thanh (44 tuổi, ngụ ấp Trung Phú 4, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) được nhiều người tin dùng.

Sau 4 năm trở lại, cơ sở nước mắm nhỉ cá linh của gia đình anh Thanh được đầu tư khang trang, theo chuẩn OCOP. Anh Thanh cho biết: “Quá trình tham gia phân hạng đánh giá sản phẩm OCOP, tuy có không ít khó khăn, vướng mắc về hồ sơ, thủ tục nhưng tôi biết, đó là những tiêu chí cần thiết giúp sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao như hiện nay.

Chặng đường đó, tôi được địa phương hỗ trợ rất nhiều, nhất là công đoạn quảng bá sản phẩm ra thị trường. Tôi đang tập trung hoàn thiện mẫu mã để sản phẩm của mình ngon về chất lượng, đẹp về bao bì, nhãn mác. Đặc biệt, quy trình chế biến, ủ cá linh được tôi nghiên cứu, nâng cao chất lượng hơn”.

Chị Lê Thị Ngọc Tuyền (vợ anh Thanh) tâm sự, nước mắm là loại gia vị quan trọng, không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Nếu như nước mắm cá cơm xuất hiện đầu tiên, có lượng đạm cao thì nước mắm cá linh mang hương vị rất khác biệt - hương vị phù sa của sông nước miền Tây. Vì vậy, nước mắm cá linh là một loại gia vị quen thuộc của mọi nhà ở miền sông nước.

Nước mắm nhỉ cá linh vươn tầm OCOP- Ảnh 1.

Nước mắm nhỉ cá linh được nhiều người tin dùng


“Sinh ra và lớn lên cùng gia đình ở miền quê sông nước, hương vị nước mắm cá linh đã khắc ghi trong tâm trí tôi từ thuở bé. Bởi say mê hương vị nước mắm ấy, vợ chồng tôi xin vào một cơ sở nước mắm cá cơm để làm việc, vừa học tập kinh nghiệm, vừa phụ giúp kinh tế gia đình khi mới tròn tuổi thiếu niên. Sau nhiều năm phụ việc, chúng tôi đúc kết được kinh nghiệm và trở về quê hương Thoại Sơn để thực hiện mong muốn mang hương vị nước mắm cá linh chất lượng đến nhiều nơi hơn. Những chai nước mắm đầu tiên được người thân, bạn bè, hàng xóm dùng thử để cho phản hồi về sản phẩm.

Sau nhiều lần tiếp thu ý kiến thay đổi công thức pha chế, nước mắm nhỉ cá linh hiện tại đã làm hài lòng khẩu vị của phần lớn khách hàng khi nếm qua. Đó là niềm vui lớn cho tôi và gia đình khi tìm ra được công thức chuẩn để có sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để yên tâm về chất lượng sản phẩm, tôi thường xuyên thử nghiệm độ an toàn, dần nâng cao chất lượng để cho ra sản phẩm nước mắm cá linh thơm ngon, an toàn cho sức khỏe. Đó là tiêu chí hàng đầu tôi hướng đến cho sản phẩm nước mắm nhỉ cá linh” - chị Tuyền bộc bạch.

Nói về quy trình sản xuất tạo ra sản phẩm nước mắm nhỉ cá linh, vợ chồng anh Thanh cho biết, trước tiên phải thu mua cá linh tươi làm nguyên liệu, loại bỏ tạp chất, bổ sung muối, ủ trong bồn chứa từ 10 - 12 tháng. Tiếp đến là rút nước cốt, pha chế và đóng chai, bảo quản, tiêu thụ. Đó là quá trình tạo ra 1 sản phẩm có giá trị cao hơn nguyên liệu cá thịt ban đầu. Anh Thanh kỳ vọng, sau khi xây dựng hoàn thiện được thương hiệu nước mắm nhỉ cá linh, có thể tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cơ sở nước mắm Thanh Tuyền của anh Thanh được ra đời như thế. Tuy bắt tay vào muối và ủ cá từ năm 2016 nhưng đến năm 2019, nước mắm nhỉ cá linh mới ra mắt thị trường. Theo anh Thanh, nước mắm nhỉ ủ càng lâu càng thơm ngon và có màu sắc đẹp. Quá trình đó, anh Thanh không ngừng điều chỉnh tỷ lệ muối, cá từng ngày để có được hương vị nước mắm nhỉ cá linh đặc trưng nhất đến với người dùng. Khi nước lớn đổ về vào khoảng tháng 10 (âm lịch) là thời điểm anh Thanh thu mua cá linh.

Nước mắm nhỉ cá linh vươn tầm OCOP- Ảnh 2.

“Nước mắm nhỉ sau khi thu được sẽ đưa vào bể lọc để lọc sạch những tạp chất, giảm lượng đạm thô và lọc váng mắm được sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Với nguyên liệu từ cá và muối được tuyển chọn kỹ nên nước mắm nhỉ cá linh dù làm thủ công, nhưng cho màu sắc và hương vị đạt chuẩn của nước mắm ngon truyền thống” - anh Thanh nói.

Để có nguồn cá ủ, anh Thanh thu mua số lượng cá nhiều hơn vào những mùa nước lớn để dự trữ. Từ 1 tấn cá linh thu mua ban đầu, đợt cao điểm, anh Thanh quyết định mua cá ủ dự trữ khoảng 4 - 5 tấn/mùa cá linh. Sau khi thu mua được cá, tại nơi làm nước mắm sẽ lọc lại cá để loại bỏ cá hư, cá tạp. Dù đã đạt chuẩn OCOP 3 sao nhưng anh Thanh vẫn giữ giá bán như trước, không có ý định tăng giá. Cụ thể, nước mắm loại nhất với giá 25.000 đồng/chai và nước mắm loại nhì 15.000 đồng/chai.

"Thị trường hiện tại chủ yếu phân phối cho các đại lý trong tỉnh, chúng tôi đang có kế hoạch hướng đến các thị trường ngoài tỉnh, mang thương hiệu nước mắm nhỉ cá linh đến với nhiều người hơn" - chị Tuyền tin tưởng

Theo báo An Giang

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Xử lý loạt dự án, công trình chậm tiến độ tại TP.HCM

Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đề xuất con đường mang tới tương lai thu nhập cao cho Việt Nam

Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Xe buýt trợ giá ở TP.HCM sẽ không sử dụng tiền mặt từ năm 2025

Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Nước mắm truyền thống sẽ biến mất nếu bắt buộc sử dụng muối I-ốt?

Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Sự thật hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam chỉ trong 24 giờ

Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Doanh nghiệp FDI, liên doanh chiếm đa số trong bảng 'Những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam'

Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.