Theo thống kê của Cục Hải quan Lạng Sơn, đến ngày 30/5, lực lượng chức năng tại Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã làm thủ tục thông quan cho 1.601 lô hàng sầu riêng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc, tương đương gần 60.000 tấn.
Trong đó, chỉ riêng tháng 5, sản lượng sầu riêng xuất khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đã đạt hơn 17.500 tấn. Hiện nay, tại các tỉnh phía Nam, sầu riêng đang vào chính vụ thu hoạch và mặt hàng này chỉ thực hiện xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế.
Kể từ tháng 9/2022, trái sầu riêng Việt Nam đã chính thức được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc. Bắt đầu thời điểm này, trái sầu riêng mở ra nhiều cơ hội mới cho ngành rau quả, trái cây của nước ta.
Số liệu từ Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cũng cho thấy quý I, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đã tăng tới hơn 8,3 lần (733%) so với cùng kỳ năm ngoái lên 153,5 triệu USD. Trong đó, Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần với 133,6 triệu USD.
Cục Bảo vệ Thực vật cho biết từ năm 2019 tới nay, sầu riêng quả tươi của Việt Nam đã xuất khẩu đi 22 nước trên thế giới. Sản lượng xuất khẩu hàng năm khoảng 10.000-15.000 tấn. Từ năm 2022 là năm đầu tiên mở cửa thị trường Trung Quốc, lượng sầu riêng tươi xuất khẩu đạt trên 46.000 tấn.
Chỉ trong 5 tháng đầu năm, sản lượng sầu riêng quả tươi xuất khẩu đạt trên 65.000 tấn, tăng 41% so với cả năm 2022. Tỷ lệ xuất khẩu sầu riêng quả tươi sang thị trường Trung Quốc là 97%.
Được biết, lực lượng chức năng của Trung Quốc quan tâm đặc biệt đến chất lượng sầu riêng của Việt Nam. Theo đó, tất cả các lô hàng sầu riêng khi nhập khẩu vào Trung Quốc được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ…
Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết sầu riêng Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, thời gian vận chuyển đến Trung Quốc cũng nhanh hơn so với Thái Lan, chỉ khoảng hơn 1 ngày.
Để cạnh tranh được ở thị trường Trung Quốc, ông cho rằng sầu riêng Việt Nam phải tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như xây dựng thương hiệu. "Với nhu cầu tăng từ thị trường Trung Quốc, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam có thể đạt con số 1 tỷ USD trong năm nay và lọt vào nhóm hàng nông sản xuất khẩu tỷ USD", ông Nguyên dự báo.
Chia sẻ với South China Morning Post, Bob Wang - nhà sáng lập Công ty TWT Supply China cho biết khi Bắc Kinh mở cửa cho sầu riêng tươi từ Việt Nam vào tháng 9/2022, ông đã nhanh chóng thỏa thuận với các nhà vườn sầu riêng Việt Nam có tổng diện tích trồng khoảng 3.000 ha để đặt hàng.
“Nếu mọi việc suôn sẻ, tôi sẽ nhập khẩu hơn 3.000 container, tương đương 60.000 tấn sầu riêng Việt Nam trong năm nay để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Con số này gấp ba lần lượng nhập khẩu của tôi từ Thái Lan” ông Wang nói.
Sầu riêng từ Thái Lan đã chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc trong nhiều năm qua. Trong năm 2022, 780.000 tấn sầu riêng nhập khẩu của nước này là từ Thái Lan. Tuy nhiên, hiện nguồn cung loại trái cây này từ Việt Nam và các nước khác ở Đông Nam Á gia tăng, trong đó có cả Malaysia và Philippines đang đe dọa sự thống trị của sầu riêng Thái Lan tại Trung Quốc.
Một nhà bán lẻ trái cây Trung Quốc giải thích sầu riêng Thái Lan tuy đắt nhưng ngon và mọng hơn, trong khi sầu riêng Việt Nam nhanh chóng được đón nhận vì giá rẻ hơn. Ông Wang cũng đồng tình rằng sầu riêng Việt Nam rẻ hơn khoảng 15% so với sầu riêng Thái Lan.
Mới đây, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết đã nhận được văn bản của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ khắc phục của các mã số vùng trồng, cơ sở sầu riêng không đạt ở lần kiểm tra trực tuyến tháng 1.
Theo đó, kết quả có 47/51 vùng trồng và 18 cơ sở đóng gói đạt yêu cầu và được GACC cấp mã số. 4 vùng trồng chưa đạt yêu cầu là do hồ sơ gửi chưa đủ thông tin, hình ảnh không rõ nét nên phía bạn không đánh giá được sự cải thiện.
Như vậy, đến nay Việt Nam đã có 293 vùng trồng và 115 cơ sở đóng gói đã được phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức sang thị trường này.
Những tấm ảnh chụp mặt trời bằng điện thoại ở nhiều địa điểm, nhiều thời gian trong ngày hết sức sống động khiến khách tham quan thích thú. Chủ nhân những bức ảnh là một nữ doanh nhân, bà có niềm yêu thích chụp mặt trời bất tận.
Nhiều loại thực phẩm nổi tiếng của Malaysia như tôm hùm viên, tàu hủ cá, cá trích sốt cà, đậu sốt cà, mì ăn liền, trà sữa, chocolate, nước ngọt… với giá ưu đãi đang được đồng loạt giới thiệu với người tiêu dùng.
Còn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều đường bay từ TP.HCM đi các tỉnh khu vực miền Trung đã xuất hiện tình trạng khan chiếm vé máy bay.
Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường 2024 của Ngân hàng Eximbank hôm nay 28/11 đã thông qua tờ trình của HĐQT về việc thay đổi địa điểm trụ sở chính.
1.571 hộ sống tại quận 8, TP.HCM bị ảnh hưởng bởi dự án nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi sẽ được bồi thường, bố trí tái định cư đến nơi ở mới, "thoát cảnh" sống chung với ô nhiễm trong thời gian dài.
Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, An Giang vừa được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.