Trong báo cáo về Chỉ số thương mại điện tử năm 2023 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa phát đi, dấu ấn quan trọng được đề cập đến là thị trường và khách hàng tham gia thương mại điện tử ngày càng mở rộng; đông đảo người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn.
Ước tính quy mô thị trường điện tử của Việt Nam năm 2023 ước đạt trên 20 tỷ USD, mức tăng trưởng trên 20% và Việt Nam là 1 trong 10 nước có thị trường tăng trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Công Thương và các chuyên gia về thương mại điện tử, kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc vào các sàn thương mại lớn như Shopee, Tiki, Tiktok, Facebook hay các nền tảng xã hội thương mại như EBay, Amazon... Trong khi một số doanh nghiệp trong nước tự phát triển chợ thương mại điện tử hoặc duy trì kênh thương mại điện tử đơn thuần đối diện với khó khăn với thu thập khách hàng, gia tăng doanh số.
Phần lớn giá trị bán hàng của doanh nghiệp Việt phải dựa vào các kênh bán hàng của doanh nghiệp lớn hoặc đối tác xuyên biên giới. Trong khi thị trường Việt Nam nhỏ hẹp, khó có cơ hội cho nhiều doanh nghiệp cùng chung mâm, chung nhau khai thác giá trị; các sản phẩm Việt cần vươn ra thế giới để quảng bá thương hiệu, khai thác giá trị gia tăng nước ngoài rộng mở. Điều này chỉ có được khi các doanh nghiệp Việt đầu tư công nghệ, liên kết, hợp tác công nghệ với các sàn thương mại điện tử lớn của thế giới để mở rộng và khai thác thị trường rộng lớn, không rào sản.
Theo VECOM, các dấu ấn quan trọng nhất của thương mại điện tử hiện nay có thể kể đến, đó là số người tiêu dùng trực tuyến mới tiếp tục tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Người tiêu dùng mua nhiều hơn, giá trị mua hàng càng ngày càng cao lên và đặc biệt, người mua đã trở thành người tiêu dùng thông minh, thành thạo kỹ năng mua sắm trực tuyến hơn.
Về nhà cung cấp dịch vụ và sản phẩm, các thương nhân, doanh nghiệp thương mại điện tử đã tích cực chuyển đổi số. Trong đó đa phần chuyển đổi số để thích nghi với đại dịch cũng như chuẩn bị cho hoạt động kinh doanh trong trạng thái "bình thường mới".
Xét về lĩnh vực xuất nhập khẩu, đây được đánh giá là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động hậu Covid-19 và những hệ lụy kéo theo, lĩnh vực xuất nhập khẩu những năm qua cũng chịu nhiều tác động lớn, đặc biệt khi việc di chuyển kết nối giao thương bị hạn chế càng tác động tiêu cực hơn tới quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành.
Trước bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã năng động ứng dụng các giải pháp kinh doanh online thông qua thương mại điện tử, mở rộng kênh tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước với mức chi phí thấp và hiệu quả cao. Lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến cũng đang dần trở thành một xu hướng thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong ngành thời gian vừa qua.
Trước đó, ngày từ 28/12/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2924/QĐ-BCT việc phê duyệt Chương trình cấp quốc gia về Xúc tiến thương mại năm 2023. Để thực hiện chủ trương này, thời gian qua Bộ Công Thương đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, các cơ quan liên quan tổ chức nhiều đợt, chương trình Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại.
Theo Bộ Công Thương, các chương trình kết nối nói trên giúp các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu được tiếp cận các xu hướng kinh doanh trực tuyến nói chung và lĩnh vực xuất khẩu trực tuyến, được tham gia tương tác kết nối với những doanh nghiệp hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp kinh doanh online, xúc tiến thương mại và xuất khẩu trực tuyến.
Thông qua chương trình cũng giúp các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trao đổi về tiềm năng thị trường, những xu hướng giải pháp và công nghệ nổi bật, những chính sách và quy định pháp luật mới ban hành hoặc sắp sửa đổi, những thuận lợi và khó khăn trong việc phối hợp, liên kết kinh doanh giữa các doanh nghiệp; qua đó thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại và định hướng xuất khẩu trực tuyến.
Hiện nay, quy mô thương mại điện tử bán lẻ vẫn tập trung ở hai đầu tàu trung tâm kinh tế là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, còn lại các tỉnh thành khác có nguồn cung ứng hàng hóa đa dạng, chất lượng nhưng chưa được thúc đẩy phát triển tương xứng với lợi thế và tiềm năng sẵn có.
"Phố Nhật Bản" giữa lòng TP.HCM - đường Thái Văn Lung, phường Bến Nghé, quận 1 sẽ được cải tạo, chuyển thành phố đi bộ trong thời gian 19h-23h, tương tự như đường Nguyễn Huệ.
UBND TP.HCM vừa chốt thời gian để các đơn vị hoàn thiện thẩm định bảng giá đất trên địa bàn. Theo đó, lãnh đạo TP.HCM yêu cầu các đơn vị trình bảng giá đất trước 14h ngày 16/10.
Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM băn khoăn TP chưa thể đăng cai SEA Games, chưa được lựa chọn là nơi tổ chức các sự kiện của khu vực, châu lục và thế giới; các thiết chế văn hóa - thể thao của thành phố chưa được đầu tư, phát triển ngang tầm với kinh tế.
Mặc dù chịu ảnh hưởng của siêu bão số 3 (Yagi) nhưng chỉ số doanh thu bán lẻ, du lịch của nhiều tỉnh, thành phố có mức tăng trưởng đáng kể.
Thị trường bất động sản nhà ở Việt Nam cuối năm 2024 sẽ có chuyển biến tích cực, với nguồn cung mới cải thiện đáng kể so với quý 3/2024. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng còn cần nhiều yếu tố để tạo nên kịch bản lý tưởng, hoặc kỳ vọng, thách thức cho thị trường…
Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, những tháng cuối năm, TP.HCM sẽ có nhiều gói vay ưu đãi dành cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa để ổn định sản xuất, kinh doanh.