LSP thuộc tập đoàn đa ngành SCG của Thái Lan vừa mới chính thức vận hành thương mại tại xã Long Sơn, Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Là tổ hợp hóa dầu tích hợp hoàn chỉnh đầu tiên tại Việt Nam, LSP được "đại gia" SCG giao nhiệm vụ sản xuất nhiều sản phẩm hóa dầu khác nhau, gồm các nguyên liệu nhựa thiết yếu cho thị trường toàn cầu và trong nước như Polyethylene (PE) và Polypropylene (PP). Các sản phẩm của tổ hợp này còn là nguyên liệu cơ bản cho nhiều ngành công nghiệp khác như: đóng gói bao bì, sản xuất nông nghiệp, thiết bị điện, phụ tùng ô tô...
Ông Kulachet Dharachandra, CEO của LSP, cho biết tổ hợp "tỷ đô" này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, tăng trưởng kinh tế lâu dài và nâng cao lợi thế cạnh tranh cho ngành hóa dầu và nhựa tại Việt Nam.
LSP cho biết tổ hợp hóa dầu Long Sơn tạo công việc cho gần 1.000 lao động Việt Nam và LSP đang tiếp tục chuyển giao công nghệ cho lao động Việt Nam. Dự kiến doanh nghiệp sẽ đạt được doanh thu 1,5 tỷ USD, đóng góp hơn 150 triệu USD hằng năm vào ngân sách nhà nước về mảng thuế giá trị gia tăng.
Khi hoạt động ổn định với công suất tối đa, tổ hợp sẽ sản xuất 1,35 triệu tấn sản phẩm olefin mỗi năm, đây là nguyên liệu thô cho các nhà máy sản xuất polyolefin (hạt nhựa).
Nhà máy polyolefin sẽ sản xuất các loại hạt nhựa thiết yếu với công suất 1,4 triệu tấn/năm. LSP cũng cam kết chú trọng phát triển bền vững, an toàn và thân thiện với môi trường nhờ công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Tổ hợp bao gồm một nhà máy olefins quy mô lớn; ba nhà máy polyolefin, cùng với bồn bể, cảng chuyên dụng... có diện tích mặt đất là 464 ha và diện tích mặt nước là 194 ha (cho hệ thống cảng biển). Khi vận hành tối đa công suất, LSP dự kiến sẽ tạo ra 1,35 triệu tấn olefins và 1,4 triệu tấn polyolefin một năm, phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đây là các nguyên liệu sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhựa phục vụ cho cuộc sống hàng ngày và nhiều lĩnh vực khác.
Được cấp phép vào tháng 7/2008, tổ hợp hóa dầu Long Sơn có tổng vốn đầu tư là 3,77 tỷ USD, sau tăng lên 4,5 tỷ USD và cuối cùng là 5,4 tỷ USD (theo giấy phép đầu tư).
Năm 2008, chủ đầu tư (Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn) là liên danh giữa Tập đoàn SCG (nắm 53%), Công ty Nhựa và Hóa chất Thái Lan thuộc SCG (18%), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – Petrovietnam (18%) và Tập đoàn Hóa chất Việt Nam – Vinachem (11%).
Năm 2012 chứng kiến sự xáo động mạnh trong cơ cấu cổ đông khi Petrovietnam mua lại phần vốn của Vinachem và Qatar Petroleum International (QPI) mua lại 25% cổ phần từ SCG. Nhưng vài năm sau đó, QPI quyết định rút lui và năm 2017, SCG chi 36,1 triệu USD để mua lại chính phần vốn này.
Năm 2018, khi dự án tổ hợp hóa dầu Long Sơn chính thức khởi công, SCG mua lại 29% vốn của Petrovietnam để nắm giữ 100% cổ phần và trở thành chủ đầu tư duy nhất của dự án.
Trong giai đoạn đã chính thức vận hành thương mại hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh, LSP dự kiến tăng cường tính linh hoạt trong sản xuất bằng cách đa dạng hóa các nguồn nguyên liệu đầu vào.
Chiến lược này sẽ giúp LSP quản lý chi phí tốt hơn trong bối cảnh thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng từ biến động giá nguyên liệu. Thành viên của "đại gia" SCG từ Thái Lan cũng có kế hoạch tăng tỷ lệ sử dụng khí ethane nhập khẩu làm nguyên liệu, bên cạnh naphtha và propane. Việc tăng cường sử dụng ethane cũng góp phần giảm phát thải carbon.
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.