Sở Xây dựng TP.HCM cho biết theo Chương trình phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2030 và Đề án của Chính phủ về đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội, thành phố đặt chỉ tiêu phát triển đến năm 2030 là đầu tư xây dựng khoảng 69.700-93.000 căn. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 là khoảng 26.200-33.000 căn, giai đoạn 2026-2030 là khoảng 43.500-58.000 căn.
Lũy kế từ đầu nhiệm kỳ 2021 đến tháng 6/2024, thành phố chỉ mới hoàn thành 6 dự án, bao gồm 5 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với quy mô 2.745 căn hộ. Ngoài ra, thành phố có 4 dự án đang thi công, bao gồm 3 dự án nhà ở xã hội và 1 dự án nhà lưu trú công nhân với quy mô 2.874 căn hộ, tổng diện tích sàn 259.335 m2.
Trước kết quả trên, Sở Xây dựng đánh giá chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội vẫn còn hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong muốn. Nguồn cung sản phẩm vẫn còn hạn chế chưa đủ đáp ứng nhu cầu người dân.
Trong đó, các dự án đã hoàn thành, đang triển khai thi công hầu hết đều thực hiện một phần hoặc toàn bộ thủ tục đầu tư ở giai đoạn 2016 - 2020 (6/9 dự án). Các dự án hoàn tất các thủ tục để đủ điều kiện thi công từ năm 2021 đến nay có 3/9 dự án.
Theo lãnh đạo Sở Xây dựng, các dự án còn lại (bao gồm 27 dự án) chủ yếu đang hoàn tất thủ tục pháp lý tại các sở, ngành. Đặc biệt, nhiều dự án đang chờ hoàn pháp lý liên quan vấn đề quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư.
Để cải thiện nguồn cung nhà ở xã hội, Sở Xây dựng cho rằng cần tổ chức rà soát, kiểm tra, xử lý thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai đối với các trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án nhà ở xã hội, quỹ đất ở 20% dành để xây dựng nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị nhưng chậm triển khai, không triển khai, sử dụng đất không đúng mục đích theo Luật Đất đai.
Ngoài ra, Sở Xây dựng cho rằng cần bố trí vốn đầu tư công để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thuộc sở hữu Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách về nhà ở xã hội thuê, thuê mua theo quy định. Đặc biệt, cần đơn giản hóa thủ tục, đẩy nhanh giải ngân gói vay ưu đãi 120.000 tỷ đồng, vốn vay ưu đãi đối với các chủ đầu tư nhà ở xã hội và các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định. Cần thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các dự án đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.
Ngoài ra, để gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án, Sở này đề đề xuất thành lập Tổ công tác liên ngành rà soát tính phù hợp, khả thi của pháp lý khu đất đối với việc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, giao đất chuyển mục đích sử dụng đất…
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.
Một nhóm cổ đông lớn của Ngân hàng Eximbank (đang nắm giữ 5,66% vốn điều lệ) nêu trong đơn kiến nghị rằng việc miễn nhiệm ông Ngo Tony, trưởng Ban Kiểm soát của Eximbank, là phạm luật.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội chưa như mong đợi bởi còn nhiều khó khăn, vướng mắc