Liên quan đến tình trạng thiếu, xuống cấp của nhà vệ sinh công cộng (NVSCC) trên địa bàn TP.HCM, tại buổi họp báo ngày 16/3, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường thông tin hiện nay, thành phố có khoảng 255 NVSCC. Số lượng này tập trung nhiều nhất khu vực nội thành: quận 5 với 38 NVSCC; quận 1, quận 3 có khoảng 10-18 NVSCC. Trong số đó, nhiều nhà vệ sinh đã hư hỏng, xuống cấp, không còn sử dụng được.
Hiện số lượng NVSCC tại TP.HCM không đủ để đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách. Trong thời gian chờ cải tạo, nâng cao và lắp mới, Sở Tài nguyên và Môi trường đưa ra giải pháp tiếp tục vận động các chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý, khai thác các bưu điện, cây xăng, siêu thị, cửa hàng, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bến xe,.... hỗ trợ, tạo điều kiện cho khách du lịch, khách vãng lai được sử dụng nhà vệ sinh của các khu vực này.
Các cơ sở này sẽ bố trí biển báo, hướng dẫn để khách du lịch, khách vãng lai dễ dàng nhận biết và tiếp cận sử dụng.
Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị đang được giao quản lý, vận hành và khai thác các nhà vệ sinh công cộng đã được đầu tư tại các bến xe, công viên, khu vực công cộng khác khẩn trương cải tạo, nâng cao chất lượng đối với các nhà vệ sinh công cộng đang quản lý.
Sở Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu UBND TP.Thủ Đức và quận, huyện chủ động, khẩn trương lựa chọn vị trí lắp mới các nhà vệ sinh công cộng di động trên địa bàn. Đồng thời rà soát, vận động các chủ sở hữu, đơn vị quản lý, khai thác các cơ sở kinh doanh, dịch vụ nâng cấp, cải tạo, nâng cao chất lượng nhà vệ sinh tại cơ sở. Từ đó sẵn sàng đồng ý cho khách du lịch, khách vãng lai được sử dụng các nhà vệ sinh khi có nhu cầu, để tăng số lượng nhà vệ sinh sẵn sàng phục vụ trên địa bàn.
Về xử lý các hành vi vi phạm về vệ sinh nơi công cộng (trong đó có hành vi tiểu tiện, phóng uế nơi công cộng), trong năm 2022, UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tiếp tục triển khai kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực môi trường tại địa phương.
Năm 2022, tổng số vi phạm về vệ sinh nơi công cộng trên địa bàn thành phố là 3.257 trường hợp (nhắc nhở, chưa xử phạt là 531 trường hợp, xử phạt 2.726 trường hợp, tổng số tiền là 1,6 tỷ đồng. Xử phạt đối với các hành vi được phát hiện qua camera giám sát là 58 trường hợp, xử phạt qua công tác kiểm tra là 2.668 trường hợp.
Trong năm 2023, các địa phương cũng sẽ tăng cường việc xử lý các hành vi vi phạm thông qua hệ thống camera giám sát được lắp đặt trên địa bàn.
Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là Tết Nguyên đán. Thời điểm này, các nhà sản xuất đã bắt đầu đưa hàng Tết ra thị trường. Nhiều đơn vị bán lẻ rầm rộ tổ chức kết nối với các doanh nghiệp, khách hàng lớn để bán hàng Tết.
Honda Việt Nam vừa phát đi thông báo về việc triển khai chiến dịch triệu hồi xe hybrid CR-V e:HEV RS được nhập khẩu từ Thái Lan. Thời gian bắt đầu kiểm tra là ngày 25/11/2024.
Mai Thị Hồng Hạnh, Giám đốc Công ty Xuyên Việt Oil, đã dùng tiền để mua chuộc cán bộ. Sau khi nhận 250.000 USD từ Hạnh, 2 cựu Vụ phó và Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương đã đồng ý tạo điều kiện giúp Xuyên Việt Oil đáp ứng các điều kiện để được cấp lại giấy phép.
Trong Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất đánh thuế tuyệt đối ở mức rất cao đối với xì gà.
Theo Bộ Công Thương, nếu Nhà nước không có công cụ kiểm soát giá xăng dầu, sẽ có thể gây thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung và hiện tượng thiếu hàng, sốt giá ở vùng sâu, vùng xa.
Thời gian qua, lượng khách đặt mua vé máy bay Tết đang có xu hướng tăng cao. Vì thế, các hãng đã có kể hoạch điều chỉnh, bổ sung tăng tải để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.