Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2 là 2 dự án cuối của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn từ TP. HCM đi TP. Cần Thơ dài 120 km.
Sau hơn 3 năm xây dựng, cầu Mỹ Thuận 2 được Bộ Giao thông vận tải và 2 tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long tổ chức khánh thành, chính thức lưu thông từ 7h sáng hôm nay, 25/12 cùng với cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Cầu Mỹ Thuận 2 là dự án trọng điểm quốc gia, công trình giao thông đường bộ cấp đặc biệt, là một trong 11 dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, do Ban Quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư.
Cầu Mỹ Thuận 2 có tổng chiều dài trên 6,6 km, vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng, nằm cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350m, trên trục đường cao tốc TP.HCM - TP.Cần Thơ, kết nối hai tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và Mỹ Thuận - Cần Thơ, nối 2 tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang.
Dự án có điểm đầu tại nút giao An Thái Trung thuộc huyện Cái Bè - Tiền Giang, nối cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận và điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 80 thuộc TP Vĩnh Long - Vĩnh Long, nối cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ.
Đây là trục đường huyết mạch, có lưu lượng giao thông lớn bậc nhất trong các trục quốc lộ chính trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Cầu Mỹ Thuận 2 lần đầu tiên do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn từ khâu lập dự án, thiết kế cho đến thi công, với thiết kế với 6 làn xe, có nhịp chính kết cấu dây văng khẩu độ 350m, tĩnh không thông thuyền 37,5m, vận tốc khai thác tối đa 80km/h.
Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chiều dài đoạn cao tốc khoảng 23 km, đi qua địa phận tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Đồng Tháp, khởi công đầu năm 2021 với tổng mức đầu tư trên 4.820 tỷ đồng, có quy mô thiết kế 4 làn xe, vận tốc thiết kế 90km/h. Ở giai đoạn hoàn thiện quy mô tuyến 6 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h. Tuyến đường có điểm đầu nối đường dẫn cầu Mỹ Thuận 2 và cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Điểm cuối kết nối với quốc lộ 1 hiện hữu, thuộc xã Thuận An, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long.
Trong tương lai, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sẽ nối tiếp với đường dẫn cầu Cần Thơ 2 và đường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.
Hai dự án trọng điểm cùng lúc đưa vào khai thác sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đi TP. Cần Thơ chỉ còn hơn 2 tiếng đồng hồ, thay vì 3,5 - 4 tiếng như hiện nay.
Phân về về ý nghĩa, kết quả của các dự án, Thủ tướng nhấn mạnh những cái hơn của cầu Mỹ Thuận 2 so với cầu Mỹ Thuận 1. Đó là quy mô dài hơn, cao hơn, rộng hơn. Cầu Mỹ Thuận 1 sử dụng vốn tài trợ nước ngoài, Mỹ Thuận 2 sử dụng vốn nhiều hơn và là vốn trong nước.
Theo đó, cầu Mỹ Thuận 1 do nước ngoài thiết kế, thi công, còn Mỹ Thuận 2 là công trình cầu dây văng khẩu độ lớn, lần đầu do đội ngũ các kỹ sư, công nhân Việt Nam thực hiện hoàn toàn trong tất cả các khâu.
Suất đầu tư của Mỹ Thuận 1 là khoảng 5.000 USD/m2 còn cầu Mỹ Thuận 2 khoảng 2.400 USD/m2, tức là tiết kiệm khoảng 50%; tạo việc làm, sinh kế cho người dân được nhiều hơn.
Ngoài ra, theo Thủ tướng, cầu Mỹ Thuận 1 xây dựng trước đây có chiều dài 1,5 km, chiều rộng 23,7 m, cao 120 m, tổng vốn đầu tư khoảng hơn 2.000 tỷ đồng (gần 100 triệu USD), sử dụng vốn tài trợ. Cầu có thiết kế, thi công, giảm sát cơ bản phải thuê nước ngoài và thi công trong 36 tháng, với suất đầu tư là 5.000 USD/m2.
Cầu Mỹ Thuận 2 ngày nay có chiều dài gần 6,7 km (gồm cầu là 1,9 km; đường dẫn 4,7 km), rộng 28,3 m, cao 125 m với tổng vốn đầu tư hơn 5.000 tỷ không sử dụng vốn vay.
Đặc biệt, thiết kế, thi công, giám sát cầu Mỹ Thuận 2 đều do người Việt Nam thực hiện và thi công 39 tháng, trong điều kiện đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Suất đầu tư của cầu này là 2.400 USD/m2, thấp hơn 1 nửa so với cầu Mỹ Thuận 1.
Thủ tướng cho biết, để công trình hoàn thiện, các Bộ, ngành, nhất là Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Xây dựng, UBND các tỉnh, chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu, công nhân, với sự đồng tình, ủng hộ của người dân, đã nỗ lực thực hiện khối lượng công việc rất lớn với tinh thần "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", ý chí kiên cường, chiến thắng đại dịch, làm việc xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức khai thác, sử dụng các công trình có hiệu quả; tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, đồng bộ hóa các hạng mục, các công trình liên quan. Đồng thời tiếp tục rà soát đảm bảo đời sống của người dân đã nhường đất cho các dự án tại nơi ở mới phải tốt hơn, ít nhất là bằng với nơi ở cũ.
Cùng với đó, thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ môi trường, thanh quyết toán công khai, minh bạch, đúng quy định...
Tính đến cuối năm 2023, tại Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương đã đưa vào khai thác gần 200km cao tốc, gồm các đoạn, tuyến: Bến Lức - Trung Lương 40km, Trung Lương - Mỹ Thuận 51km, Mỹ Thuận - Cần Thơ 23km, Cao Lãnh - Lộ Tẻ 29 km, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi 51km. Ngoài ra, trong vùng đang còn các đường cao tốc đang khẩn trương thi công, như: cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Cà Mau (hơn 110km); cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (hơn 188km); cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (gần 27,5km).
Dự kiến đến năm 2026, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 540km đường cao tốc được đưa vào khai thác, giúp tăng khả liên kết giữa các tỉnh thành trong khu vực, kết nối Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước, nhất là TPHCM và Đông Nam bộ.
Cùng thời điểm khánh thành cầu Mỹ Thuận 2, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, Bộ Giao thông Vận tải cũng khánh thành, đưa vào hoạt động 2 dự án lớn là dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Hàng không Điện Biên, Dự án đường cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Thủ tướng cho biết, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã khánh thành và đưa vào khai thác thêm 730 km đường cao tốc, nâng tổng số đường cao tốc của cả nước lên gần 1.900 km và đang triển khai thi công gần 1.700 km cao tốc, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu cả nước có khoảng 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km cao tốc vào năm 2030.
Người dân Thủ đô và du khách sẽ có trọn vẹn tháng 10 để khám phá và hồi tưởng lại một phần ký ức thời bao cấp với hình ảnh tàu điện leng keng, xe đạp cũ kỹ, quạt tai voi, tivi cổ… Những hoạt động ý nghĩa trên nằm trong chuỗi sự kiện Hà Nội – Chạm miền ký ức tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đến hết tháng 9, số cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đạt tỷ lệ 85,9% kế hoạch năm 2024.
Hiện tại, tiểu thương chợ Mỹ Bình, chợ Long Xuyên (tỉnh An Giang) bán lẻ cá chạch lấu sông loại 1 (nặng ba lạng rưỡi trở lên) từ 450.000-500.000 đồng/kg. Đây là loại cá sông, cá đặc sản vùng đầu nguồn sông Hậu ở An Giang.
Được kỳ vọng trở thành khu thể dục thể thao hiện đại bậc nhất TP.HCM, nhưng Khu Liên hợp Thể dục thể thao quốc gia Rạch Chiếc sau 30 năm quy hoạch vẫn còn dở dang, được người dân tận dụng làm ao nuôi cá.
Dù có mức thu nhập ổn định từ 30 - 50 triệu đồng/tháng, nhiều GenZ vẫn chần chừ, không dám đưa ra quyết định mua nhà trong bối cảnh giá bất động sản đang biến động mạnh.
Ngành đường sắt đã chính thức mở bán vé tàu Tết 2025. Theo đó, giá vé năm nay tăng bình quân từ 4% đến 5% so với cùng kỳ Tết 2024 (tùy vào từng cung chặng, thời điểm và mác tàu khác nhau).