Đà tăng của tỷ giá tiếp tục là vấn đề nóng trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, với những con số tích cực, tỷ giá có thể sẽ bớt leo thang trong thời gian tới. Đây cũng là quan điểm chung của một số chuyên gia.
Một trong những rủi ro lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam là lãi suất cho vay ở mức cao, bất chấp nỗ lực giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước thời gian qua. Lãi suất hiện nay ở mức 10%/năm là quá cao, nguyên do bởi nhà điều hành lo ngại biến động tỷ giá hối đoái.
Thực tế, những ngày đầu tháng 7-2023, tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng tăng hơn 200 điểm, lên quanh mức 23.800. Sau đó, tỷ giá hạ nhiệt, trong biên độ 23.600-23.700 cho đến cuối tháng. Tuy nhiên, áp lực tỷ giá tiếp tục quay trở lại trong những ngày đầu tháng 8. Cân đối cung - cầu ngoại tệ trong nước là điểm tựa lớn cho tỷ giá trong giai đoạn vừa qua và diễn biến trong tháng 8 có thể không phải là ngoại lệ. Số liệu lịch sử cho thấy, tháng 8 là giai đoạn cao điểm của xuất siêu, với mức thặng dư cán cân thương mại dự báo đạt 2,5-3,0 tỷ USD trong năm nay, khi xuất khẩu có thể cải thiện nhờ việc Samsung ra mắt dòng sản phẩm mới. Ngoài ra, kỳ vọng giao dịch bán vốn của VPBank cho đối tác nước ngoài cũng sẽ sớm được thực hiện trong thời gian tới để cải thiện nguồn cung ngoại tệ trên thị trường (ước tính khoảng 1,3-1,5 tỷ USD).
Trưởng bộ phận Vĩ mô và Chiến lược thị trường, Công ty Chứng khoán VNDIRECT Đinh Quang Hinh:
"Có thể xuất hiện những yếu tố gây sức ép lên tỷ giá"
Trong những tháng cuối năm 2023 có thể xuất hiện những yếu tố gây sức ép lên tỷ giá. Cụ thể, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD thu hẹp thêm do lãi suất điều hành của FED có khả năng duy trì ở vùng đỉnh đến cuối năm 2023 để kiềm chế lạm phát, trong khi Ngân hàng Nhà nước định hướng tiếp tục hạ lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Đồng thời, lạm phát trong nước có thể tăng từ cuối quý III.
Tuy vậy, tỷ giá USD/VND sẽ được hỗ trợ tốt hơn so với nửa cuối năm 2022 bởi thặng dư thương mại duy trì mức cao (7 tháng của năm 2023 Việt Nam xuất siêu 16,5 tỷ USD gấp hơn 12 lần cùng kỳ năm 2022). Bên cạnh đó, FDI và kiều hối ổn định. Ngoài ra, các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2023 sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ và Việt Nam là quốc gia hiện duy trì lãi suất thực cao. Tôi cho rằng, tỷ giá có thể biến động mạnh hơn trong nửa sau năm 2023, nhưng không quá +/- 2% so với đầu năm. Dẫu vậy, chúng ta vẫn cần cẩn trọng với biến động tỷ giá trong giai đoạn cuối năm 2023.
Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng:
"Sẽ ghi nhận thặng dư cao"
Ngân hàng Nhà nước đã mua khoảng hơn 6 tỷ USD trong năm nay để tăng cường dự trữ ngoại hối. Việc mua thêm hơn 6 tỷ USD để bổ sung vào dự trữ ngoại hối giúp Ngân hàng Nhà nước sẽ có dư địa ổn định tỷ giá khi có biến động. Đồng thời, có thêm khả năng bảo đảm nguồn cung USD cho các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Điều này rất có ý nghĩa đối với nền kinh tế.
Theo dự báo, Việt Nam sẽ ghi nhận thặng dư thương mại cao, sự phục hồi của ngành Du lịch và dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang trong xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ giúp tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam ngay cả khi xuất khẩu suy yếu. Bên cạnh đó, các thỏa thuận bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài dự kiến thực hiện trong nửa cuối năm 2023 sẽ làm tăng nguồn cung ngoại tệ; và dự trữ ngoại hối đang được tích lũy trở lại. Theo dự báo của công ty xếp hạng tín dụng thuộc Tập đoàn Đầu tư Moody's, dự trữ ngoại hối của Việt Nam (không kể vàng) sẽ phục hồi lên 95 tỷ USD vào cuối năm 2023.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.
Khi không tổ chức cấp huyện, đối với việc thay đổi cấp quyết định đầu tư, Chủ tịch UBND TP quyết định việc điều chỉnh cấp quyết định đầu tư của các dự án trước đây thuộc cấp huyện
Trái ngược với dự tính ban đầu, số lượng khách ra đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong kì nghỉ lễ 30/4 – 1/5 năm nay 2025, tăng hơn khoảng 5% so cùng kỳ năm trước.
Cao điểm 30/4-1/5, hành khách đến/đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, tăng khoảng 9% so với lượng khách hiện tại. Các đơn vị chức năng tất bật chuẩn bị sẵn sàng cho dịp cao điểm sắp tới.
Cao điểm 30/4 – 1/5 năm nay, các sân bay dự kiến có sản lượng tăng cao là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng, Phú Quốc, Cam Ranh, Phú Bài, Phù Cát, Liên Khương, Côn Đảo.
Hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2024 – Đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định cho năm 2025. Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông tại Hội nghị đại biểu người lao động đã khẳng định sự nỗ lực vượt bậc và tinh thần đoàn kết của tập thể cán bộ, công nhân viên Công ty.