Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2024, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HoSE: GVR) ghi nhận doanh thu thuần đạt gần 7.716 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp tăng từ 1.234 tỷ đồng lên 1.595 tỷ đồng kéo theo biên lợi nhuận gộp trong quý cải thiện từ 19,9% lên 20,7%.
Xét về cơ cấu doanh thu, mảng sản xuất và kinh doanh mủ cao su vẫn chiếm phần lớn với 6.170 tỷ đồng. Phần doanh thu còn lại đến từ các mảng hoạt động chế biến gỗ, kinh doanh bất động sản, kinh doanh sản phẩm từ cao su và điện nước.
Trong kỳ, doanh thu tài chính đã giảm 20%, còn 226 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí tài chính, chi phí bán hàng của GVR cũng đã giảm xuống đáng kể; chỉ ghi nhận chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên hơn 511 tỷ đồng.
Cuối cùng, GVR báo lãi trước và sau thuế đạt 1.306 tỷ đồng và 1.120 tỷ đồng; lần lượt tăng 110% và 127,2% so với quý 3/2023, đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất trong năm nay của tập đoàn.
Ông Lê Thanh Hưng, Tổng Giám đốc GVR, cho biết ngoài nhờ giá bán mủ cao su tăng thì phần lãi trong công ty liên doanh cũng tăng cùng với thu nhập từ bồi thường thu hồi đất, trả đất về địa phương cải thiện đã giúp lợi nhuận quý tăng đáng kể. Được biết, trong quý 3, GVR ghi nhận lãi hơn 4,6 tỷ đồng từ công ty liên doanh liên kết trong khi cùng kỳ lỗ gần 269 tỷ đồng.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2024, GVR ghi nhận doanh thu thuần đạt 16.954 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 2.705 tỷ đồng, lần lượt tăng 17% và 38% so với kết quả thực hiện được trong 9 tháng đầu năm trước.
So với kế hoạch đã đề ra, tập đoàn đã hoàn thành 68% mục tiêu doanh thu và 78% mục tiêu lợi nhuận năm.
Biệt danh "ông trùm ôm đất khu công nghiệp" được gắn cho GVR (Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam) vì tập đoàn này đang sở hữu quỹ đất rất lớn, đặc biệt là các khu đất công nghiệp.
Hiện tại GVR vận hành 16 khu công nghiệp có tổng diện tích đất hơn 6.500 ha trên khắp cả nước. Với sự chuyển đổi kinh tế tại Việt Nam, nhiều diện tích cao su của GVR đang dần được chuyển đổi sang mục đích công nghiệp, dịch vụ hoặc đô thị. Các khu đất này nằm ở vị trí thuận lợi và có tiềm năng phát triển thành khu công nghiệp, khu đô thị hoặc các khu dịch vụ lớn.
Trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán SSI cho biết trong trung và dài hạn, động lực tăng trưởng kết quả kinh doanh của GVR sẽ đến từ việc chuyển đổi quỹ đất cao su sang đất công nghiệp. Dựa trên quy hoạch tổng thể của các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh và Bình Dương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, khoảng 28.000 ha đất cao su của GVR có thể được chuyển đổi thành đất khu công nghiệp.
SSI kỳ vọng từ quý 4 năm nay đến quý 1 sang năm, bảng giá đất mới tại các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu được công bố sẽ tăng 20% đến 3 lần so với hiện tại, qua đó nâng ước tính về lợi nhuận của GVR từ năm 2026.
Chính vì vậy, Tổng Giám đốc GVR cũng cho biết, sẽ hoàn thành vượt kế hoạch năm và dự kiến sẽ điều chỉnh tăng kế hoạch kinh doanh năm nay.
Năm 2025, GVR dự kiến đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất là 28.575 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất dự kiếnđạt mức 5.051 tỷ đồng. Luỹ kế giai đoạn 2021 - 2025, tổng doanh thu hợp nhất ước đạt 135.000 tỷ đồng, tổng lợi nhuận trước thuế hợp nhất giai đoạn đạt 25.075 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của GVR có hơn 78.180 tỷ đồng, nhích tăng nhẹ so với đầu năm. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền có hơn 5.861 tỷ đồng.
Trong thuyết minh báo cáo tài chính, GVR có tới gần 1.055 tỷ đồng khoản nợ xấu tuy nhiên giá trị thu hồi ước tính chỉ về gần 393 tỷ đồng.
Bên kia bảng cân đối, tổng nợ phải trả của GVR có gần 20.768 tỷ đồng, giảm 10% so với hồi đầu năm. Trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn có gần 1.759 tỷ đồng (giảm 41,4% so với đầu năm); vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng ghi nhận giảm tới 17% xuống còn 2.973 tỷ đồng.
Cũng trong báo cáo của SSI, GVR cùng nhóm các cổ phiếu khu công nghiệp được đánh giá sẽ hưởng lợi từ các quỹ đất khu công nghiệp khi các dự án FDI chuyển dịch vào thị trường Việt Nam, với dữ kiện Tổng thống Mỹ Donal Trump vừa tái đắc cử nhiệm kỳ tới.
Cổ phiếu GVR thời gian qua đã tăng giá và hiện nay giao dịch quanh vùng giá 30.000 - 32.000 đồng/cổ phiếu, vẫn chưa có nhịp nào bứt phá khỏi vùng nền cũ. Tuy nhiên, cổ phiếu này cũng được sự quan tâm của khối ngoại, khi thời gian qua nhóm này liên tục mua vào.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/11, giá cổ phiếu GVR đảo chiều giảm, giảm 1,5% so với phiên giao dịch liền kề, hiện đang ở mức 32.900 đồng/cổ phiếu.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng được phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của các khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi bão số 3 (tức siêu bão Yagi).
Hàng hóa, thực phẩm phục vụ mùa Tết với giá bình ổn, khuyến mãi sâu chính thức được TP.HCM triển khai và tổ chức bán lưu động tại nhiều quận. Người dân sẽ được mua sắm hàng Tết với giá bất ngờ, để ai cũng được đón xuân.
Thảo cầm viên Sài Gòn đứng trước nguy cơ trước nguy cơ tạm ngưng hoạt động khi bị truy thu gần 850 tỷ đồng tiền nợ thuế.
11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã đón hơn 15,8 triệu lượt khách quốc tế ước đạt 758 nghìn tỷ đồng. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất với 4,1 triệu lượt người, chiếm 26,1% tổng lượng khách quốc tế.
Bộ Tài chính đề xuất bổ sung một số nội dung về chào bán, phát hành chứng khoán cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán.
Sau 5 phiên giao dịch dao động quanh mốc 100.000 USD, đồng Bitcoin đã giảm mạnh khiến chủ sở hữu mất trắng 3.220 USD/BTC.