Theo thống kê mới đây của Wall Street Journal, chỉ trong một tháng, các nhà đầu tư Việt Nam giao dịch khoảng 20 tỷ USD trên sàn tiền số lớn nhất thế giới Binance và hình thức giao dịch hợp đồng tương lai Future chiếm tới 90%. Con số này chiếm khoảng 5% trong tổng khối lượng giao dịch toàn cầu của Binance.
Với kết quả trên, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 4 trong Top 5 quốc gia và vùng lãnh thổ có khối lượng giao dịch hàng tháng cao nhất trên Binance.
Đứng đầu Top 5 là Trung Quốc với khối lượng giao dịch đạt 90 tỷ USD, theo sau là Hàn Quốc (60 tỷ USD), tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (khoảng 45 tỷ USD) và vị trí thứ 5 thuộc về Quần đảo Virgin thuộc Anh (khoảng 18 tỷ USD).
Trước đó, Nikkei Asia dẫn báo cáo của Blockchain Chainalysis, trong vòng một năm (từ tháng 7/2021 đến tháng 6/2022) thị trường Việt Nam ghi nhận 112,6 tỷ USD tiền điện tử được giao dịch, đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng ngay sau Thái Lan với 1355,9 tỷ USD.
Cùng với đó, báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022 của Coin98 Insights công bố hồi tháng 3 năm nay cho biết, hiện Việt Nam có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa. Trong số này có khoảng 31% sở hữu Bitcoin.
Báo cáo về chỉ số chấp nhận tiền điện tử toàn cầu (GCAI) 2022 của công ty nghiên cứu Chainalysis cũng nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền mã hoá trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022.
Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử lớn thứ hai trong khu vực ASEAN sau Thái Lan, đồng thời là một trong 5 quốc gia đi đầu về Blockchain. Thị trường liên quan đến blockchain tại Việt Nam được dự báo đạt gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.
Các nhà phân tích tại Chainalysis nhận định, kết quả trên thể hiện mối quan tâm lớn của thị trường Việt Nam trong lĩnh vực tiền điện tử và sự chấp nhận cao của người dân về các công cụ tiền số phi tập trung, DeFi và P2P.
Trong khi thương vụ mua bán doanh nghiệp xuyên biên giới dự kiến lớn nhất thế giới năm 2024 chưa chốt xong, 7-Eleven (bên bán) đang phải thu hẹp quy mô để có thể duy trì lợi nhuận. Theo các nhà phân tích, "ông lớn" bán lẻ Nhật Bản đã chậm chân trong thích ứng với thị trường.
4 lỗ hổng an ninh mạng nghiêm trọng nhất, từ các thiết bị IoT đến mã độc thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) đang gây nguy hiểm với các cơ quan Chính phủ và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Cơ quan chức năng ngành y tế TP.HCM cho biết tính đến thời điểm hiện nay đã có 99% trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine sởi đã được tiêm chủng.
Bộ Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh, tương đương mức tăng 4,8%. Mức tăng giá lần này đã được nhiều doanh nghiệp dự báo và chuẩn bị sẵn sàng các phương án ứng phó tác động.
Hiện tại, nhiều loại hình bất động sản khác trên thị trường đã phục hồi rõ nét với thanh khoản, giá bán và nguồn cung liên tục được cải thiện. Nhưng bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Theo ông Matsuda Hisashi - Chủ tịch Hội Công Thương thành phố Okayama (Nhật Bản), tình hình lao động tại Nhật Bản đang thiếu hụt, các nhà máy ở thành phố Okayama cần sự hỗ trợ của lãnh đạo tỉnh Long An cùng các doanh nghiệp đưa lao động đến đây làm việc.