Ngày 1/5, đại diện Vietjet cho biết hãng vừa thực hiện thành công chuyến bay mang số hiệu VJ971 cất cánh từ Hà Nội đến với New Delhi (Ấn Độ) vào ngày 30/4.
Ông Đinh Việt Phương - Giám đốc Điều hành Vietjet cho biết: "Loạt đường bay thẳng tới Ấn Độ - quốc gia 1,4 tỷ dân ngay sau đại dịch cũng như các đường bay quốc tế tới Thái Lan, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia... là nỗ lực và cam kết của Vietjet mang tới cơ hội bay cho tất cả mọi người. Từ đó, hãng mong trở thành cầu nối cho các hoạt động giao lưu văn hóa, kinh tế, xã hội giữa các quốc gia, dẫn đầu làn sóng phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch".
Được biết, ngay sau dịch, Vietjet đã kết nối các đường bay thẳng tới thủ đô New Delhi Ấn Độ cũng như các chuyến bay đến với thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng.
Trước đó, tối ngày 29/4, đường bay TP.HCM đi New Delhi cũng được khôi phục, giúp nhiều hành khách dễ dàng di chuyển giữa hai quốc gia, công việc, thăm thân, du lịch... trên các đường bay thẳng thường lệ.
Đại diện Vietjet cho biết hai đường bay thẳng từ TP.HCM, Hà Nội đi New Delhi đều sẵn sàng đón khách với 3 chuyến khứ hồi mỗi tuần và tiến tới đều đặn 1 chuyến mỗi ngày từ tháng 6.
Sau New Delhi, Vietjet cũng chuẩn bị bay từ TP.HCM, Hà Nội tới Mumbai ngay trong mùa hè này, và các đường bay Phú Quốc đi New Delhi và Mumbai từ tháng 9/2022.
Hiện nay, sau khi khôi phục hoàn toàn mạng bay nội địa, Vietjet đã trở lại với các đường bay quốc tế đến khắp các điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu như Bangkok, Singapore, Kuala Lumpur, Bali, New Delhi... từ Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng…
Cơ quan chức năng đã phân loại các dự án, công trình tồn đọng, chậm tiến độ trên địa bàn TP.HCM thành 5 nhóm và sẽ tiến hành rà soát, xử lý trong thời gian tới.
Ngân hàng Thế giới (World Bank) vừa đưa ra lộ trình giúp Việt Nam hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Từ đầu năm 2025, hệ thống thanh toán không tiền mặt trong giao thông công cộng sẽ được đưa vào vận hành chính thức trên toàn bộ các tuyến xe buýt có trợ giá tại TPHCM.
Bộ Khoa học và Công nghệ đề nghị xem xét kỹ các dữ liệu về tình trạng thiếu I-ốt trong cộng đồng có thật sự liên quan đến việc cần bổ sung I-ốt trong tất cả loại thực phẩm hay không.
Theo chuyên gia, những nhà bán hàng nước ngoài đã nắm bắt xu hướng tiêu dùng của người Việt và chủ động nguồn hàng hóa để sẵn ở các kho.
Bảng xếp hạng "100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" của công ty Anphabe gồm khối doanh nghiệp vừa và khối doanh nghiệp lớn. Phần lớn trong danh sách này là các công ty liên doanh hay công ty nước ngoài.