Thứ bảy, 27/04/2024

Xe công nghệ thu đủ thứ phí

10/07/2022 4:21 PM (GMT+7)

Khách đi xe công nghệ phải trả thêm phí giờ cao điểm, phí nhu cầu tăng cao, phí ngập nước, phí mưa to, phí đặt dịch vụ lúc khuya, phí lễ Tết, mới đây, có hãng còn thu thêm phí nắng nóng.

Nhiều khách hàng bất ngờ với phụ phí nắng nóng được Grab thông báo thu thêm kể từ ngày 6/7. Khoản phí mới này đã nối dài danh sách các loại phụ phí mà khách phải trả khi đi xe công nghệ.

Phí nắng nóng!

Grab thu phí nắng nóng tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác mà ứng dụng này có mặt như Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ, Khánh Hòa, Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai…

Tại TP.HCM và Hà Nội, mỗi chuyến xe GrabBike (xe ôm), GrabFood (giao nhận thức ăn) và GrabMart (đi chợ hộ), hãng thu thêm 5.000 đồng, mỗi chuyến GrabExpress (giao nhận hàng) là 3.000 đồng. Với các địa phương còn lại, hãng thu thêm 5.000 đồng cho hai dịch vụ GrabBike và GrabFood.

Phụ phí này được áp dụng cho từng đơn hàng trong chuyến xe và được cộng trực tiếp vào giá cước. Phí sẽ được áp dụng khi thời tiết nắng nóng gay gắt. 

Xe công nghệ thu đủ thứ phí - Ảnh 1.

Grab thu phí nắng nóng tại TP.HCM, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác mà ứng dụng này có mặt từ ngày 6/7. Ảnh: Phúc Minh

Grab giải thích phụ phí này nhằm góp phần hỗ trợ tài xế trong quá trình hoạt động dưới thời tiết nắng nóng gay gắt, hỗ trợ phần nào vất vả của tài xế khi thực hiện đơn hàng.

Đến nay (ngày 10/7), các ứng dụng gọi xe khác như Gojek, Be, Baemin, Shopee Food cũng chưa thông báo gì về loại phí mới này.

Phí nắng nóng của Grab vấp phải tranh luận trái chiều. Nhiều khách hàng tại TP.HCM đặt vấn đề liệu có vô lý khi hãng thu phí nắng nóng, trong khi đây là chuyện thời tiết. Thực tế, những lúc trời mưa to, hãng cũng đã có phụ thu. Như vậy, cứ có nhu cầu cần đặt xe ôm công nghệ hay đặt thức ăn của Grab vào lúc trời mưa hay nắng gắt thì cũng phải trả thêm phí.

Chị Thúy Vy (ngụ quận 3) cho biết gần như ngày nào chị cũng đón xe công nghệ đến nơi làm việc tại trung tâm quận 1. Chị Vy cảm thấy khó hiểu với loại phí nắng nóng này.

"Khi đặt xe ôm, không chỉ tài xế mà khách hàng đi cùng cũng chịu cảnh nắng gắt. Tại sao lại có khoản phí kỳ lạ như vậy. Chưa kể, hãng cũng đã có nhiều loại phí khác bên cạnh cước cố định", chị Vy nói.

Phí chồng phí khi đi xe công nghệ

Thực tế, chưa kể đến phí nắng nóng thì Grab và các ứng dụng gọi xe công nghệ khác đã áp dụng nhiều loại phụ phí khác nhau. Danh sách phụ phí mà các hãng đang áp dụng hiện nay là phí giờ cao điểm, phí nhu cầu tăng cao, phí ngập nước, phí mưa to, phí đặt dịch vụ lúc khuya, dịp lễ Tết cũng tăng thêm phí.

Các loại phụ phí này được cộng dồn vào giá cước chính chính và được thông báo trên ứng dụng khi khách gọi xe. Phí nắng nóng đã nối dài danh sách các loại phí mà khách hàng phải trả khi sử dụng dịch vụ xe công nghệ.

Gần đây, nhiều khách hàng phản ánh giá cước Grab và một số ứng dụng khác tăng vọt. Dù thời điểm đặt xe cũng không có vẻ gì là giờ cao điểm.

Xe công nghệ thu đủ thứ phí - Ảnh 3.

Khách đi xe công nghệ phải trả thêm phí giờ cao điểm, phí nhu cầu tăng cao, phí ngập nước, phí mưa to, phí đặt dịch vụ lúc khuya, phí lễ Tết. Ảnh: Hồng Phúc

Chị Thúy Hằng (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết, giá cước GrabCar đến một trung tâm thương mại gần nhà với quãng đường gần 4km nhưng ứng dụng báo hơn 160.000 đồng. Điều này đồng nghĩa chị phải trả khoảng 40.000 đồng cho mỗi km. Không chấp nhận mức giá này, chị tự lái xe máy hoặc sử dụng một ứng dụng khác có giá thấp hơn.

Anh Phúc Thịnh (ngụ quận Bình Thạnh) cho hay, cứ mỗi lần xuống sân bay hoặc nhà xe, ứng dụng cũng nhấp nháy biểu tượng có phụ phí. Đoạn đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về nhà khoảng 4km, Grab báo khoảng 160.000 đồng. Kiểm tra thử Be, anh tiết kiệm được khoảng 20.000 đồng nếu so với đặt Grab.

"Đây là mức giá chưa gồm phí ra vào sân bay. Phí này tôi phải thanh toán trực tiếp cho tài xế khi đến nơi. Chỉ biết các ứng dụng thông báo cước phí tăng nhưng lại không biết rõ vì sao tăng, giờ cao điểm, nhu cầu cao, kẹt xe hay như thế nào. Giá quá chát, có lẽ vì vậy mà nhiều người chấp nhận kéo vali ra ngoài đường Trường Sơn (khu vực ngoài sân bay Tân Sơn Nhất) để đón xe hoặc chờ người nhà rước", anh Thịnh nói.

Về phía khách hàng, nhiều người cho rằng nếu mức phụ phí mà họ phải trả thêm như phí nắng nóng đến tay tài xế để phần nào chia sẻ khó khăn với họ trong giai đoạn "bão giá" thì cũng chấp nhận được. 

Nhưng, nếu phụ phí được cộng vào giá cước như trên ứng dụng thông báo, thì tài xế vẫn phải chia chiết khấu cho hãng. Điều này dẫn đến, tài xế không phải được nhận hoàn toàn số tiền mà khách hàng chia sẻ với tài xế.

Tài xế xe công nghệ của các hãng xác nhận với mỗi chuyến xe, hãng lấy chiết khấu khoảng 30%, kể cả những chuyến xe có áp dụng phụ phí. Do đó, họ cũng muốn phần phụ phí mà khách hàng trả thêm được minh bạch hơn, đúng với mục tiêu chia sẻ khó khăn với tài xế mà các ứng dụng đề ra.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích đưa vào hoạt động tầng L2 và L3

Vào ngày 26.04, TTTM Thiso Mall Trường Chinh – Phan Huy Ích chính thức mở rộng thêm không gian mua sắm cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn từ các thương hiệu trong dịp lễ 30.04 và 01.05.

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vì sao Vietbank sẽ chia cổ tức tới 25%?

Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% trong năm 2024 và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%. Ngân hàng này cũng ghi tên mình vào nhóm các nhà băng có tỷ lệ chia cổ tức cao.

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Cái bắt tay 300 triệu đô đưa nước giải khát Việt ra thế giới

Tân Hiệp Phát đã và đang hợp tác toàn diện với các tập đoàn hàng đầu thế giới về công nghệ, nguyên liệu để phát triển thương hiệu Việt và đưa các sản phẩm “made in Việt Nam” ra khắp thế giới.

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê lên hương, nông dân và doanh nghiệp phân bón cùng lãi lớn

Giá lúa gạo, cà phê và các loại nông sản khác tăng đẩy nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng cao. CEO Phân bón Bình Điền Ngô Văn Đông tiết lộ quý I/2024, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Phân bón Bình Điền lên đến 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ gần 40 tỷ đồng.

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

"Anh cả" ngành cầu đường vẫn còn nợ tiền người lao động

Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2023 của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Đèo Cả) cho thấy tập đoàn này còn nợ người lao động hơn 12,83 tỷ đồng, nợ thuế Nhà nước hơn 81 tỷ đồng.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2024 vừa qua, Vinamilk đã đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế.