Thứ năm, 25/04/2024

TP.HCM chuẩn bị kỹ lưỡng đón khách du lịch

06/07/2022 6:41 PM (GMT+7)

TP.HCM xây dựng nhiều sản phẩm du lịch, làm mới điểm đến, tìm kiếm sản phẩm đặc trưng làm quà lưu niệm. TP.HCM cũng tăng cường liên kết với các vùng để kết nối, hút khách, phát triển du lịch.

Lượng khách du lịch nội địa đến TP.HCM 6 tháng đầu năm ước đạt hơn 11 triệu lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ, đạt 61,6% kế hoạch. Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong nửa đầu năm 2022 đạt gần 478.000 lượt khách, tăng 100% so với cùng kỳ.

Khách du lịch đến TP.HCM tăng vọt

Từ đầu tháng 6 đến nay, nhiều điểm du lịch tại TP.HCM nhộn nhịp khách, thấy rõ nhất là thời điểm cuối tuần. Các tụ điểm tập trung khách du lịch về đêm như đường đi bộ Nguyễn Huệ, phố Tây Bùi Viện, công viên bến Bạch Đằng… tấp nập người. Di chuyển bằng xe máy, taxi trong khu vực trung tâm thành phố cũng không dễ dàng.

"Hoạt động của các đơn vị lữ hành đang vào mùa cao điểm trong năm, cùng lúc nhu cầu tăng trở lại sau thời gian dài đóng băng vì dịch bệnh Covid-19", lãnh đạo Cục Thống kê TP.HCM nhận định.

Chỉ riêng tháng 6/2022, doanh thu lữ hành tại TP.HCM ước đạt 845 tỷ đồng, tăng 30,8% so với tháng trước (tháng cùng kỳ ngưng hoàn toàn). Ước tính 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt 3.534 tỷ đồng, tăng 41,5% so với cùng kỳ.

TP.HCM chuẩn bị kỹ lưỡng đón khách du lịch - Ảnh 1.

Khách du lịch quốc tế đến TP.HCM trong nửa đầu năm 2022 đạt gần 478.000 lượt khách, tăng 100% so với cùng kỳ. Ảnh: Phúc Minh

Tranh thủ thời cơ du lịch phục hồi và bật tăng trở lại, ngành du lịch TP.HCM đang ráo riết triển khai một loạt các hoạt động để nâng cao hình ảnh du lịch cũng như chất lượng điểm đến.

Sở Du lịch TP.HCM vừa công bố Bộ thông tin cơ bản du lịch các điểm đến của TP nhằm giúp du khách hiểu thêm về văn hóa, lịch sử hình thành, điều kiện tự nhiên, văn hóa, con người và chính quyền Sài Gòn - TP.HCM. Đó là 42 điểm đến thu hút du khách tham quan và 8 sự kiện du lịch nổi bật tại TP.HCM. Trong đó, có 6 di sản lịch sử, 9 di sản kiến trúc nghệ thuật, 6 bảo tàng, 16 di sản tôn giáo - tín ngưỡng và 5 điểm vui chơi - giải trí - mua sắm.

Sở Du lịch TP.HCM đã phối hợp với các doanh nghiệp công bố và triển khai 42 chương trình du lịch nội đô tại TP.Thủ Đức và 21 quận, huyện; làm mới lại các chương trình du lịch tại các điểm đến, gắn với hoạt động trải nghiệm, đạp xe tại ngoại thành, tìm hiểu văn hóa địa phương, tham gia các hoạt động hướng đến việc bảo vệ môi trường…

TP.HCM cũng đang tìm kiếm những thiết kế sản phẩm quà tặng lưu niệm thể hiện nét đặc trưng, độc đáo, mang bản sắc, nét riêng biệt của TP thông qua tổ chức cuộc thi Thiết kế quà tặng lưu niệm - du lịch TP.HCM. Lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM kỳ vọng sản phẩm lưu niệm và quà tặng du lịch sẽ là một trong những nhân tố góp phần tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh du lịch.

Liên kết vùng để đón khách

Thời gian qua, TP.HCM cũng tích cực liên kết với các khu vực trong cả nước để bắt tay phát triển du lịch. Mới đây nhất, đầu tháng 7, UBND TP.HCM đã phối hợp UBND TP.Hà Nội và UBND các tỉnh Bắc Trung Bộ tổ chức Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP.Hà Nội, TP.HCM và vùng Bắc Trung Bộ.

Diễn đàn nằm trong chuỗi liên kết vùng do UBND TP.HCM đề xuất, nhằm kết nối du lịch giữa các vùng, tạo cơ sở tiền đề cho việc hình thành, khai thác các sản phẩm du lịch liên tỉnh, liên vùng, góp phần kích cầu thị trường; từng bước khẳng định dấu ấn, bản sắc của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch quốc tế.

TP.HCM chuẩn bị kỹ lưỡng đón khách du lịch - Ảnh 3.

Lãnh đạo UBND TP.HCM và Sở Du lịch TP.HCM giới thiệu các sản phẩm đặc trưng tại Diễn đàn liên kết phát triển du lịch giữa TP.Hà Nội, TP.HCM và vùng Bắc Trung Bộ. Ảnh: P.Minh

Đây là chương trình liên kết phát triển du lịch thứ sáu của TP.HCM sau liên kết với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Bắc mở rộng, vùng Đông Bắc và gần đây nhất là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhằm kết nối các tỉnh thành và vùng miền theo chiều dài đất nước từ Bắc xuống Nam.

Bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, nhận định diễn đàn được kỳ vọng là một trong các giải pháp chủ lực giúp gia tăng lượng khách, doanh thu du lịch và định vị thương hiệu du lịch các địa phương trong thời gian tới.

Các thoả thuận liên kết phát triển du lịch tập trung công tác quản lý nhà nước về du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và quảng bá xúc tiến du lịch. Liên kết sẽ tạo ra một sức bật mới cho từng địa phương, thông qua đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh và thương hiệu du lịch từng địa phương cũng như thương hiệu du lịch Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế.

Bà Nguyễn Thị Khánh - Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.HCM, cho biết trong các tháng cuối năm, Hiệp hội sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều lễ hội ẩm thực, chương trình, diễn đàn liên kết phát triển du lịch trong nước.

Trong đó, diễn đàn được tổ chức dưới hình thức sự kiện giao thương, là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch trực tiếp gặp gỡ, kết nối, trao đổi, giới thiệu và quảng bá sản phẩm - dịch vụ, sản vật, quà tặng lưu niệm.

Lãnh đạo TP.HCM đánh giá liên kết vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam, đặc biệt là trong làn sóng phục hồi du lịch sau gần hai năm bị đứt gãy do những ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Sabeco vẫn lạc quan trong "mưa gió"

Sabeco vẫn lạc quan trong "mưa gió"

Dù kết quả kinh doanh năm 2023 không thuận lợi do khó khăn chung của ngành bia, Sabeco vẫn nhìn thấy các cơ hội kinh doanh tốt trong năm 2024. Công ty sẽ trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 35% theo kế hoạch.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Tổng Giám đốc Ngân hàng Phương Đông rời ghế

Ông Nguyễn Đình Tùng, một "công thần" tại Ngân hàng Phương Đông (OCB), thôi làm Tổng giám đốc sau hơn 10 năm nhằm dồn sức cho vai trò thành viên Hội đồng quản trị của nhà băng này.

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Hãng sữa hàng đầu Việt Nam đang trong chu kỳ tăng trưởng mới

Bà Mai Kiều Liên khẳng định: "Vinamilk đang trong thời điểm lý tưởng để thay đổi và tạo ra một chu kỳ tăng trưởng mới, vượt qua các thách thức trước mắt và nắm bắt các cơ hội tăng trưởng một cách hiệu quả nhất".

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Doanh nghiệp khó khăn sẽ được ngân hàng hỗ trợ gì từ đây đến cuối năm 2024?

Thời gian qua và sắp tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ triển khai loạt biện pháp tháo gỡ, hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, xuất khẩu.