Thời điểm này, nhiều nhà vườn cây ăn trái ở Bà Rịa-Vũng Tàu đang thu hoạch, nhưng giá trái cây đang giảm mạnh.
Sầu riêng đang bước vào thu hoạch rộ trong khi giá trái cây đang xuống thấp. Ảnh: Trần Đáng
Trong khi giá trái cây giảm sâu, chi phí đầu tư lại tăng 20-40% so với năm ngoái khiến nhiều nhà vườn gặp khó khăn, thua lỗ.
Mấy ngày nay, ông Văn Công Hòa (xã Kim Long, Châu Đức) đang hối hả cho nhân công thu hoạch 1,5ha bơ.
Theo ông Hòa, sản lượng bơ vụ này khoảng 20 tấn trái, chỉ bằng một nửa so với vụ trước.
Tuy nhiên, giá bơ thương lái đang mua tại vườn 18.000-20.000 đồng/kg, mới làm ông Hòa nhức đầu.
"Với giá bơ này chỉ bằng 50% so với những năm trước, trong khi giá phân, thuốc tăng mỗi ngày", ông Công rầu rĩ.
Cùng với bơ, mít Thái cũng đang vào vụ thu hoạch. Thế nhưng, giá mít đang giảm sâu.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (xã Long Tân, Đất Đỏ) trồng 100 gốc mít Thái cho biết, hiện thương lái đang thu mua 4.000-5.000 đồng/kg. Trong khi đó, vụ hè các năm giá mít gấp 5-8 lần.
Với mức giá mít này ông Hoàng cầm chắc thua lỗ. "Giá mít quá thấp nên tôi thua lỗ nặng", ông Hoàng than thở.
Bà Rịa-Vũng Tàu có khoảng 12.000ha cây ăn trái. Hầu hết, trái cây chưa có thương hiệu, bán trôi nổi cho thương lái…
Tại miền Tây những ngày này, các vườn xoài đang vào vụ thu hoạch rộ. Thế nhưng, giá xoài Thái, xoài hạt lép, xoài Cát Chu, Cát Hoà Lộc… đang lao dốc.
Giá trái cây rớt thấp khiến nông dân trồng mit2 thua lỗ nặng. Ảnh: Trần Đáng
Thậm chí, giá xoài Đài Loan "chạm đáy", nông dân không buồn thu hái đem bán.
Tại Cái Bè (Tiền Giang) giá xoài Đài Loan có lúc chỉ còn 500 đồng/kg…
Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) cho biết, trong quý II/2022, chỉ với 8 loại cây ăn trái chính của các tỉnh Nam Bộ sản lượng ước đạt 1,2 triệu tấn.
Trong đó, vùng Đông Nam Bộ là 246,6 nghìn tấn, Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 943,5 nghìn tấn.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu nông sản, trong đó có trái cây, suốt từ cuối năm 2021 đến nay khiến giá giảm mạnh.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) thông tin, trong quý I năm 2022, xuất khẩu rau, quả sang thị trường Trung Quốc giảm mạnh chỉ đạt 455,4 triệu USD, giảm 25,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Gặp khó khi xuất khẩu sang Trung Quốc, trái cây đành đổ dồn về thị trường nội địa tiêu thụ. Cung vượt cầu kéo giá giảm mạnh.
Giá trái cây đang rớt khá sậu. Ảnh: Trần Đáng
Theo ông Nguyễn Hoàng Cung (Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Thuận Thiên, Cần Thơ), đơn vị xuất khẩu trái cây, sầu riêng ở Đồng bằng sông Cửu Long đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch, với sản lượng rất lớn.
"Nếu không tăng cường xuất sầu riêng sang thị trường Trung Quốc sẽ khủng hoảng giá sầu riêng trong thị trường nội địa", ông Cung cảnh báo.
Xuất khẩu gặp khó, giá nguyên liệu tăng cao, nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang tìm cách đưa nông sản vào tiêu thụ tại các thành phố lớn trong nước. Họ giữ chất lượng, giữ giá để chinh phục người tiêu dùng Việt.
Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng phương án giảm thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và thuế giá trị gia tăng (GTGT) với sản phẩm xăng dầu để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sau hai năm dịch bệnh.
Đặc sản 3 miền chính gốc, không sợ lầm đang có mặt tại nhà thi đấu Phú Thọ. Các hộ sản xuất đặc sản lâu năm còn khuyến mãi, giảm giá, chấp nhận lợi nhuận giảm để kích thích sức mua.
Lần thứ 2 liên tiếp, Dai-ichi Life Việt Nam được vinh danh "Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em" vì các sản phẩm, dịch vụ uy tín.
Giai đoạn 2021- 2025, Vietnam Airlines xác định phương án tái cơ cấu tổng thể doanh nghiệp là giải pháp trọng tâm nhằm ứng phó khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh.
Giá xăng tăng, chi phí vận chuyển tăng, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao đang gây áp lực lên các chuỗi F&B. Đã có một số hệ thống trà, cà phê, nhà hàng lớn tăng giá.
Chợ Bến Thành - một trong những điểm đến mang tính biểu tượng của TP.HCM, đã nhộn nhịp khách trở lại. Mỗi ngày chợ đón khoảng 1.500 lượt khách, chiếm một nửa là khách quốc tế.